Không đảm bảo môi trường, không công nhận xã NTM

Dứt khoát chính quyền các cấp phải quan tâm đến tiêu chí này nói riêng và tất cả các tiêu chí khác nói chung" - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã khẳng định bên hành lang Quốc hội ngày 12.11.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
Phó Thủ tướng cho rằng, tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM có khó đến đâu cũng bắt buộc phải làm.
Về vốn phải cân đối.
"Cái khó khăn trong thực hiện tiêu chí môi trường có thể nói ở 2 lĩnh vực đó là nguồn lực và công nghệ.
Nơi nào khó thì cấp tỉnh, thành phố phải hỗ trợ.
Tuy nhiên trong Chương trình xây dựng NTM, nhiều nơi cũng đã làm tốt tiêu chí môi trường" - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho biết thêm, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã giao Bộ TNMT đi đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.
Nếu không đảm bảo, dứt khoát công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Cũng trong ngày 12.11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 -2020.
Có 2 chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững.
Theo nghị quyết về mục tiêu xây dựng NTM, phấn đấu đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn NTM khoảng 50%, không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Về kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là hơn 193.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách T.Ư hơn 63.000 tỷ đồng, còn ngân sách địa phương 130.000 tỷ đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, có tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là hơn 46.000 tỷ đồng, trong đó, ngân sách T.Ư hơn 41.000 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.

Bến Tre là một trong 3 tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng đã có “thương hiệu” như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, nhãn... Đây cũng là nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và được quy hoạch phát triển, ổn định sản xuất đến năm 2020.

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã bắt đầu cho thu hoạch. Theo ông Vũ Đình Bát, Chủ tịch Hiệp Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, giá bán vải quả tại vườn ngày 5 - 6 là 15 nghìn đồng/kg, tăng từ 4.000 - 6.000 đồng/kg so với năm ngoái. Nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc tiêu thụ ngày càng nhiều, sản lượng vải thiều Bắc Giang giảm.

Sau nhiều năm tìm đầu ra ở thị trường nước ngoài, thanh long ruột đỏ, một trong những trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh đã chính thức được xuất khẩu sang thị Mỹ.