Không có chuyện tạm dừng xuất khẩu gạo 25% tấm

Theo VFA, khả năng thiếu hụt nguồn gạo phục vụ xuất khẩu là khó có thể xảy ra.
Tính đến giữa tháng 10, lượng gạo tồn kho của Việt Nam vẫn còn hơn 1,5 triệu tấn.
Trong khi đó, lượng hợp đồng xuất khẩu còn lại chưa giao là hơn 2,9 triệu tấn.
Như vậy, nếu cân đối giữa lượng gạo tồn kho và số lượng hợp đồng còn lại chưa giao, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang thiếu hụt khoảng 1,4 triệu tấn.
Ngoài ra, năm nay bà con sạ lúa vụ Thu Đông sớm hơn mọi năm gần 1 tháng.
Vì vậy, thời điểm này, nhiều nơi đã bắt đầu thu hoạch, đảm bảo nguồn cung cho xuất khẩu.
Trước đó, nhờ trúng thầu xuất khẩu gạo sang Philippines nên đã kéo giá lúa IR 50404 tăng khoảng 500 đồng/kg, à con trồng lúa có lãi khá trong thời điểm này.
Có thể bạn quan tâm

Song đáng buồn là cà phê của nước ta chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, 93% sản phẩm xuất khẩu là cà phê nhân xô đã rang hoặc chưa rang. Cà phê hòa tan và các loại đã chế biến chỉ chiếm 7%. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm 10% tổng sản lượng hằng năm.

Vừa qua, Công ty CP Nông trại Sinh thái Ecofam cùng một số ngành chuyên môn của huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đến gặp gỡ tiếp xúc hơn 60 nông dân 2 xã Tân Huề và Tân Hòa để thỏa thuận thu mua bắp lai mà Công ty đã triển khai liên kết gần 50ha của nông dân 5 xã cù lao vào đầu vụ xuân hè năm 2014.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết theo quy định tại Thông tư 128/2013 của Bộ Tài chính, hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam (hàng tái nhập) sẽ được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.

Dậu Dương là xã thuần nông của huyện Tam Nông (Phú Thọ) có phần lớn diện tích ruộng cạn đã được chuyển đổi sang trồng hoa màu, cây ăn quả. Cây táo lai được trồng từ lâu ở đây, mùa này dưới gốc táo, hoa màu vẫn xanh tốt nhờ sự năng động của nông dân, biết tận dụng diện tích đất trồng cây ăn quả để tránh lãng phí.

Để tăng nhịp độ nhập khẩu các mặt hàng nông sản, Nga áp mức thuế ưu đãi khoảng 0,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 13,2% trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là “cơ hội kép” để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu (XK) thủy sản vào Nga