Không chỉ là tỷ phú cá vược

Anh Trương Văn Trị với giống cá do mình lai tạo.
Xác định khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả, năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, mỗi năm, trang trại nuôi cá vược của giáo dân Trương Văn Trị, còn được biết đến với tên gọi thân mật “Trị cá vược”, thu về hàng chục tỷ đồng.
Mới chỉ hình thành được ít năm nên Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long chưa thực sự quen thuộc với những người nông dân Thái Bình. Ngược lại, thương hiệu "Trị cá vược" đã trở nên thân quen không chỉ với người dân Thái Bình mà còn với nông dân các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh biên giới phía Bắc và cả miền Trung.
Nếu như hơn 10 năm trước, người ta biết đến Trương Văn Trị là nhờ thành công trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để nuôi cá vược trong môi trường nước ngọt và cho cá vược ngủ đông thì nay, Trương Văn Trị còn được biết đến bởi thành công trong việc nhân giống những loại cá biển khác có giá trị kinh tế cao như cá chim vây vàng, cá sủ đất, cá song chấm nâu, cá hồng đỏ...
Thuần hóa được cá biển vào nước ngọt đã là khó nhưng cho được cá sinh sản còn khó hơn.
Chính từ suy nghĩ đó, Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long đã tập trung nghiên cứu để tìm cá đủ tiêu chuẩn làm cá bố mẹ và tạo môi trường thuận lợi cho cá bố mẹ có thể sinh sản được trong bể, trong ao.
Đây chính là bí quyết đưa Công ty ngày càng phát triển mạnh hơn với số lượng ngày càng nhiều hơn những loại cá biển được thuần hóa và sinh sản ở môi trường nước lợ và nước ngọt.
Trong quá trình phát triển, từ một cơ sở nuôi cá tư nhân nhỏ lẻ đến Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long hôm nay là quá trình hơn 10 năm. Trong quãng thời gian đó, cũng có những lúc thành công và cũng có không ít khi tưởng chừng như thất bại, phá sản.
Càng nghĩ lại thời gian đã qua, Trương Văn Trị và các cộng sự càng thấu hiểu hơn con đường đi lên của doanh nghiệp chính là áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Anh bảo:
Nếu chỉ bán được cá giống mà người mua không nuôi thành công thì cơ sở cũng không thể phát triển.
Bởi vậy, mỗi loại cá biển sau khi được thuần chủng, trước khi chuyển giao cho khách hàng anh đều chuẩn bị sẵn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ những điều căn bản như đào ao đến vệ sinh ao, phương pháp nuôi và phòng bệnh cho cá.
Anh Trương Văn Trị chuyển giao kỹ thuật nuôi cá thành phẩm cho nông dân.
Tiếng lành đồn xa, nhờ được Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long hướng dẫn về kỹ thuật nên khách hàng đến mua cá và nuôi thành công các loại cá do Công ty sản xuất ngày càng nhiều và bây giờ tầm ảnh hưởng của Công ty không chỉ ở Thái Bình mà đã vươn ra các tỉnh biên giới phía Bắc và cả các tỉnh miền Trung.
Không ít trang trại nuôi cá ở các địa phương có diện nuôi đến hàng chục héc-ta nhưng đều sử dụng cá giống của Hải Long. Không ít người đã làm giàu từ cá giống của cơ sở này.
Cá vược trong môi trường nước ngọt dễ nuôi và phát triển nhanh hơn môi trường nước mặn. Tính ra, từ khi thả giống đến khi thành phẩm xuất bán chỉ từ 6 - 8 tháng.
Thời điểm hiện tại, 1kg cá vược bán ra thị trường có giá thành khoảng 100.000 đồng, nhưng mùa cao điểm lên tới 180.000 đồng/kg. Tổng thu nhập mỗi năm tại doanh nghiệp của tỷ phú nông dân Trương Văn Trị luôn đạt hơn 10 tỷ đồng.
Ý chí vượt khó, khát khao chinh phục khoa học công nghệ để làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương được ghi nhận bằng những phần thưởng xứng đáng của các bộ, ngành trung ương và địa phương.
Không tự mãn với thành công, nhiều dự định đã ấp ủ bấy lâu đang được tỷ phú nông dân Trương Văn Trị dần hiện thực hóa.
Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long - cơ ngơi của anh, cứ ngày một rộng ra, nhân công cứ ngày càng nhiều lên và anh cũng tin chính sự phát triển ấy tạo tiền đề cho cuộc sống ấm no hơn của những người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm, trong tháng 10, trên địa bàn huyện có 2 nơi phát hiện đàn bò có triệu chứng bệnh lở mồm long móng ở thị trấn Vũng Liêm và xã Hiếu Thành, nhưng đã được khống chế. Trên đàn gia cầm, tình hình dịch bệnh ổn định, có một số bệnh thông thường xảy ra ở một số nơi như bệnh Gumboro, bại liệt trên vịt,...; không có bệnh cúm trên đàn gia cầm.

Cấu trúc ngành chăn nuôi đang thay đổi nhanh, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối lớn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc nhiều từ nhập khẩu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trong khi giá các yếu tố này ngày càng tăng cao…

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 6.000ha mía, chiếm hơn 71% diện tích toàn huyện. Hiện tại, các vùng mía thường bị ngập sâu ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Phụng Hiệp,… bà con thu hoạch mía cơ bản dứt điểm, chỉ còn lại ở những địa phương có nền đất cao, không bị đe dọa nước lũ.