Khống Chế Và Kiểm Soát Bệnh Niu-Cát- Xơn Ghép Các Bệnh Hen Ở Gà

Trước và trong tết Nguyên Đán, tại các xã Tam Quan, Đại Đình, Hồ Sơn, Bồ Lý (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) xuất hiện tình trạng gia cầm, chủ yếu là gà bị ốm, chết bất thường.
Thời điểm này, do cận tết nên với việc gà ốm, chết khiến các chủ chăn nuôi càng trở nên lo lắng, sốt ruột vì thiệt hại kinh tế. Ngay sau khi nhận được thông tin, cán bộ Trạm Thú y huyện Tam Đảo đã phối hợp với thú y cơ sở xuống các địa bàn kiểm tra, xác định tình hình dịch bệnh ở gà.
Qua thăm khám, căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích mổ cho thấy gà ốm, chết là do mắc bệnh Niu-cát- xơn ghép các bệnh hen. Triệu chứng cơ bản của gà bị bệnh là: Xù lông, giảm ăn, khò khè, sốt và đi ngoài...
Đồng chí Nguyễn Huy Mai, Trạm Trưởng Trạm Thú y huyện Tam Đảo cho biết: Thời điểm trước và trong tết Nguyên Đán, trên địa bàn có khoảng trên 2.000 con gà bị ốm, chết vì bệnh Niu-cát- xơn ghép các bệnh hen.
Số gà bị bệnh, chết tập trung ở 60 hộ chăn nuôi của 4 xã Tam Quan, Đại Đình, Hồ Sơn, và Bồ Lý. Nguyên nhân khiến gà bệnh là do bị nhiễm lạnh; công tác tiêm phòng vắcxin không đúng quy trình, chủng loại (thay vì tiêm, nhiều hộ chăn nuôi lại cho gà uống vắc xin nên thuốc không phát huy hiệu quả).
Tuy nhiên, sau khi được các cán bộ thú y hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị đến nay tình trạng gà ốm, chết ở các hộ chăn nuôi đã được khống chế; tỷ lệ gà ốm, chết giảm tới 90%.
Để phòng bệnh Niu-cát- xơn ghép các bệnh hen lây lan ở gà, các cán bộ Trạm Thú y huyện Tam Đảo đã tăng cường vận động hộ chăn nuôi chú trọng công tác chăm sóc, sử dụng thuốc bổ hỗ trợ trên đàn gà; thực hiện việc quây, nhốt tập trung, hạn chế thả vườn; thắp bóng đèn hồng ngoại; vệ sinh thức ăn, ước uống; tăng cường vệ sinh khử trùng tiêu độc khu vực chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi...
Trước tình hình dịch cúm gà đang bùng phát, các cán bộ ở Trạm Thú y Tam Đảo đang trong thời điểm cao độ, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Việc giám sát được thực hiện chặt chẽ đến từng hộ, từng trang trại trên địa bàn.
Theo đó, cứ 2 lần/tuần, các cán bộ thú y cơ sở đều có mặt tại các chủ chăn nuôi nhằm kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện sớm tình hình dịch bệnh. Qua công tác giám sát chưa phát hiện tình trạng cúm ở đàn gia cầm. Theo số liệu thống kê, đầu năm 2014, Tam Đảo có khoảng 950.000 con gia cầm.
Trong năm 2013, tổng số gia cầm được tiêm trong 2 đợt là 1.239.101 con, bằng 97,8% so kế hoạch. Công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi được làm tốt. Theo đó, mỗi đợt, Trạm Thú y Tam Đảo đã thực hiện tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc, môi trường chăn nuôi được 16.240 hộ, 5 chợ với 822 lít hóa chất.
Để tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch, các cán bộ thú y huyện Tam Đảo đang rà soát, thống kê chính xác số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, từ đó có căn cứ để đăng ký số lượng vác xin tiêm phòng; kiểm tra, rà soát vật tư, dụng cụ để phục vụ công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm đợt I năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.

Thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015, đến nay diện tích bưởi Diễn toàn tỉnh đạt 741,7ha, bưởi Đoan Hùng đạt 1.015ha, sản lượng năm 2014 của các giống bưởi trên đạt gần 12 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 170 tỷ đồng. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.

Một nông dân ở Tây Nguyên đã từng nhìn vài hecta Mắc ca của mình, nói: “4 năm nữa là tôi có thể đi máy bay ra thăm Hà Nội đấy”. Người nông dân này hoàn toàn có thể đi máy bay ra Hà Nội khi cây Mắc ca được trồng theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện cây trồng này chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng.