Khôi Phục Nghề Khai Thác Hải Sản Bằng Chà Rạo

Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.
Theo bà con ngư dân ở đây, thả chà nhằm tạo bóng mát làm nơi trú ẩn, tập trung sinh sống của các loài hải sản để khai thác. Ưu điểm của nghề thả chà kết hợp dùng ngư cụ để khai thác cá là chủ động được ngư trường, chi phí khai thác thấp, năng suất cao, mang tính ổn định và hiệu quả.
Chi phí làm mỗi cây chà khoảng 15 triệu đồng, trong đó nguồn vốn từ Chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ 10 triệu đồng, ngư dân đầu tư 5 triệu đồng. Từ tháng 3.2013 đến nay, 16 cây chà đã được 16 hộ ngư dân tham gia mô hình thả xuống vùng biển Nhơn Lý.
Ông Lê Sĩ Hiền, ở thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý, cho biết: “Nhờ dùng chà tập trung cá, thu nhập của bà con ngư dân chúng tôi tăng lên đáng kể, thu được 5 - 6 triệu đồng/chà sau mỗi đợt khai thác.”
Theo ông Nguyễn Đình Xuân, cán bộ khuyến ngư của xã Nhơn Lý: “Hiện nay, toàn xã có 16 hộ ngư dân làm chà. Để đảm bảo thực hiện mô hình thả chà được thuận lợi, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai công tác quản lý, khai thác hải sản đúng theo quy định”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, hai tháng đầu năm nay, hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có chuyển biến tích cực với sản lượng khai thác trong hai tháng đạt 16.060 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương đạt 1.240 tấn, tăng 45,9% so với cùng kỳ.

Cá ngừ đại dương được thương lái và các doanh nghiệp thu mua ngay tại cảng với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, cá loại 1 giảm từ 5 - 10% so với trước Tết, mỗi tàu thu về từ 150 triệu đến gần 400 triệu đồng. Với giá cá như hiện nay, giá dầu giảm, hầu hết các tàu đều có lãi hoặc hòa vốn.

Dak Lak là một trong những địa phương có ngành ong mật phát triển hàng đầu cả nước với khoảng 1.500 hộ nuôi ong, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm ong năm 2014 đạt 7.000 tấn. Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ và cẩn thận, nên phù hợp với người lớn tuổi; tuy nhiên những năm gần đây, có nhiều chủ ong trẻ là những thanh niên đã biết vươn lên làm giàu từ nghề này.

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.