Khóc Ròng Vì Cá Điêu Hồng Chết Đột Ngột Ở Đồng Tháp

Gần 1 tuần nay, ở Đồng Tháp, nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đốc Binh Vàng, đoạn từ ấp Nam, xã Tân Thạnh đến cồn Phú Mỹ, thị trấn Thanh Bình đang rất hoang mang trước tình trạng cá điêu hồng bị chết một cách bất thường, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.
Trở lại vùng cù lao Phú Mỹ, huyện Thanh Bình - nơi xảy ra tình trạng cá điêu hồng chết bất thường vào 5 ngày trước đó (từ ngày 10/11/2012), chúng tôi cảm nhận được bầu không khí vắng vẻ, ảm đạm của vùng cù lao này. Nhìn những bè cá trống không dưới kênh, vẻ mặt của bà con đều hiện lên nét buồn rười rượi.
Buồn bã dẫn tôi đi thăm bè cá chết gần hết, anh Nguyễn Khắc Em, khóm Tân Thuận, thị trấn Thanh Bình nghẹn ngào: Tôi nuôi cá 4 năm nay nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt như thế này. Năm nay, vốn liếng đầu tư nhiều lại xảy ra tình trạng này nên gia đình lâm vào cảnh khốn đốn...
Nhiều hộ dân nuôi cá cho biết, phần lớn cá điêu hồng bị chết đều vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch, trọng lượng đạt khoảng 1 kg/con và đã được thương lái đến xem, đặt trước tiền cọc nhưng do cá chết đột ngột trong đêm khuya, người dân trở tay không kịp...
Ông Đặng Hùng Anh, ở ấp Nam Xã Tân Thạnh cho biết: “Tôi đã nhận tiền đặt trước của thương lái, chỉ trong buổi sáng là đến cân cá, nhưng trong đêm khuya cá lại chết hết, ước có khoảng 30 tấn cá bị thiệt hại trong đợt này. Nếu tính chi phí đầu tư thì gia đình tôi lỗ hơn 750 triệu đồng. Bây giờ nếu muốn nuôi lại cũng chẳng còn vốn, chỉ mong sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và tỉnh để chúng tôi vượt qua khó khăn này...”.
Ông Trần Văn Lắm - Trưởng trạm Thủy sản huyện Thanh Bình cho biết, thống kê sơ bộ có 20 hộ nuôi cá điêu hồng bị thiệt hại từ 30 - 40%, với số lượng ước khoảng trên 40 tấn, trị giá cả tỷ đồng. Theo ông Lắm, bước đầu xác định nguyên nhân có thể do tình trạng nước thải từ các cánh đồng lúa chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chảy theo sông đã ảnh hưởng đến đàn cá. Trạm đã lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm để đánh giá rõ nguyên nhân cá chết. Chính quyền huyện Thanh Bình đang kiến nghị các đơn vị liên quan sớm có giải pháp hỗ trợ người nuôi, đề nghị các tổ chức tín dụng khoanh nợ để người nuôi bị thiệt hại giảm bớt khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai nổi tiếng với các loại đặc sản trái cây hè, như: măng cụt, sầu riêng, chôm chôm nhãn, bơ sáp... Nhờ được thị trường ưa chuộng, trái cây Đồng Nai, đặc biệt là ở các vùng Long Khánh, Xuân Lộc, Thống Nhất... luôn được thương lái săn đón thu mua với giá cao, mang lại lợi nhuận tốt cho người trồng.

Thời gian qua, nhiều loại trái cây như mãng cầu ta, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh Sông Xoài, nhãn xuồng cơm vàng tại BR-VT được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, nhưng thị trường tiêu thụ của các loại trái cây này còn chưa ổn định.

Theo các cơ sở sản xuất tiêu sọ (tiêu trắng) tại các huyện Trảng Bom và Xuân Lộc (Đồng Nai), gần một tuần nay giá hạt tiêu đen tăng lên gần 240 ngàn đồng/kg, kéo theo giá hạt tiêu sọ tăng lên gần 400 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay.

Dự án 10.000ha ca cao trồng xen trong vườn dừa phục vụ cho xuất khẩu được hình thành và triển khai theo Quyết định số 23, ngày 5-1-2007 của UBND tỉnh Bến Tre. Mục tiêu của dự án là phát triển phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời tổ chức nghiên cứu, tư vấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để việc sản xuất ca cao phù hợp với thị trường; liên kết với các viện, trường, doanh nghiệp trong, ngoài nước hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ và tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến ca cao trong tỉnh.
Rút kinh nghiệm trong những mùa vụ qua, vụ lúa đông - xuân 2014 - 2015 năm nay, ngoài thực hiện đúng lịch gieo sạ mà ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã bố trí, nhiều nông dân trong tỉnh còn quan tâm chọn canh tác những giống xác nhận, áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, mô hình “3 giảm, 3 tăng”, đặc biệt tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn… đây được xem là biện pháp tích cực nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị hạt lúa.