Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.
Kết quả cho thấy, tôm chết là do bị nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là bệnh lây lan rất nhanh, nếu không khoanh vùng tốt, có thể lây ra toàn huyện, gây thất thiệt lớn cho người nuôi trồng thủy sản.
Để kịp thời khoanh vùng, huyện và Chi cục Thú y tỉnh đã rải hóa chất khử trùng nguồn nước, tiêu hủy toàn bộ diện tích tôm bị bệnh. Xã giám sát, không cho các chủ ao nuôi có tôm chết tháo nước ra môi trường, vứt xác tôm chết bừa bãi. Huyện thông báo rộng rãi đến tất cả các xã có diện tích nuôi tôm không lấy nước vào các ao. Do đó diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh đã được khoanh vùng thành công. Không phát sinh ao nuôi nhiễm bệnh.
Được biết, tôm tại các đồng bị chết nói trên được lấy giống từ một trại giống ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Theo cán bộ phòng nông nghiệp huyện cho biết rất có thể tôm bị bệnh là do chất lượng kiểm dịch của trại giống này kém, đã mang mầm bệnh sẵn. Mặt khác, người dân thả mật độ tôm quá dày (khoảng 35 con/m2, trong khi quy định chỉ 15 con/m2) khiến tôm dễ mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày áp dụng “kỹ nghệ” đeo kính cho gà, sản phẩm từ trang trại của anh Cường không những đảm bảo chất lượng mà còn đáp ứng các yêu cầu về mẫu mã.

Về các xã biển Thạnh Phong, Thạnh Hải thì gần như ai cũng biết ông Lê Văn Sấm (thường được gọi là ông Ba Sấm) là tấm gương làm giàu

Đã có gần 4ha cây ăn quả có giá trị nhưng khi kể về quá trình vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Tân ở xã Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên vẫn nuối tiếc.

Ông chủ của mô hình nuôi cá chình mà chúng tôi nhắc đến là anh Lê Hà Giang, trú phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình)

Tại Vĩnh Long, gần đây nhiều nhà vườn đã chuyển đổi, cải tạo vườn tạp trồng bưởi Ruby. Bước đầu thấy cây sinh trưởng khoẻ, phù hợp khí hậu địa phương.