Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.
Kết quả cho thấy, tôm chết là do bị nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là bệnh lây lan rất nhanh, nếu không khoanh vùng tốt, có thể lây ra toàn huyện, gây thất thiệt lớn cho người nuôi trồng thủy sản.
Để kịp thời khoanh vùng, huyện và Chi cục Thú y tỉnh đã rải hóa chất khử trùng nguồn nước, tiêu hủy toàn bộ diện tích tôm bị bệnh. Xã giám sát, không cho các chủ ao nuôi có tôm chết tháo nước ra môi trường, vứt xác tôm chết bừa bãi. Huyện thông báo rộng rãi đến tất cả các xã có diện tích nuôi tôm không lấy nước vào các ao. Do đó diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh đã được khoanh vùng thành công. Không phát sinh ao nuôi nhiễm bệnh.
Được biết, tôm tại các đồng bị chết nói trên được lấy giống từ một trại giống ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Theo cán bộ phòng nông nghiệp huyện cho biết rất có thể tôm bị bệnh là do chất lượng kiểm dịch của trại giống này kém, đã mang mầm bệnh sẵn. Mặt khác, người dân thả mật độ tôm quá dày (khoảng 35 con/m2, trong khi quy định chỉ 15 con/m2) khiến tôm dễ mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2010, qua tìm hiểu anh Lê Đức Anh – thị trấn Tân Minh (Hàm Tân - Bình Thuận) biết giống ếch Thái Lan dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều diện tích cao su ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song đã 10 năm tuổi mà thân cây chỉ bằng cổ tay, không cho mủ nên bị người dân chặt bỏ hoặc bỏ hoang.

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.

Những ngày này, thị trấn Cao Thượng tràn ngập sắc đỏ đặc trưng của vải sớm Tân Yên. Dọc đường vào xã Phúc Hoà (nơi có diện tích vải sớm lớn nhất huyện, khoảng 350 ha) có hàng chục điểm cân vải. Nông dân chở vải từ các xã Phúc Hoà, Liên Sơn, Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung…

Ông Trịnh Minh Tấn (SN 1950, ngụ tổ 7, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh) hiện đang nuôi 50 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi mới ở huyện Châu Thành đem lại thu nhập khá. Theo ông Tấn, bồ câu là giống sinh sản nhanh (ấp 18 ngày là trứng nở), ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế lại cao.