Khoảng 20% sản lượng cá tra Việt Nam đạt tiêu chuẩn ASC

Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) tổ chức kỷ niệm 5 năm thành lập với hội thảo thảo luận tình trạng nuôi trồng thủy sản và tầm nhìn 10 năm.
Nuôi trồng thủy sản đã thay đổi trong những năm gần đây, năm 2014, khối lượng thủy sản nuôi trên toàn thế giới vượt qua khối lượng thủy sản đánh bắt và sẽ còn tăng trưởng nữa. Đây là một cột mốc quan trọng. Theo các chuyên gia, trong tương lai, công nghệ mới sẽ thúc đẩy ngành thủy sản, cho phép phát triển nuôi trồng thủy sản khép kín. Hệ thống thức ăn có chứa dầu omega-3 từ tảo và vi khuẩn sẽ có thể thay thế bột cá truyền thống và sẽ có những giải pháp sáng tạo.
Bởi những thị trường khó tính như EU đã chấp nhận, sản phẩm thủy sản nuôi sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi năm, anh Bùi Hoàng Bằng, 34 tuổi, ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) và cộng với số tiền bán rắn thương phẩm mỗi năm anh Bằng thu 400 triệu đồng/năm.

Dùng chấn lưới, chỉ từ 17 giờ ngày hôm trước, đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, bình quân mỗi ngư dân tại đây khai thác được từ 60 đến 80kg tôm tít. Có nhiều ngư dân khai thác được hơn 150kg tôm tít. Ước sản lượng tôm tít khai thác được trong 3 ngày qua ở huyện Tuy An (Phú Yên) lên đến 15 tấn.

Cá Còm còn gọi là cá Nàng hai, sống ở nước ngọt và lợ, đây là loại cá có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Hiện tại loài cá này bị khai thác quá mức, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều cơ sở, trung tâm nghiên cứu và sinh sản thành công loài cá còm này và cung cấp giống cho người nuôi, không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.

Khu vực miền núi tỉnh Nghệ An có hàng trăm hồ đập thủy lợi nhỏ và hàng ngàn ao chuôm. Xác định đây là môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nên thời gian qua hệ thống KN-KN đã tập trung xây dựng các mô hình ương nuôi cá giống...

Cánh đồng mẫu (CĐM) nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) được thực hiện tại xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Qua hơn 5 tháng triển khai thực hiện, kết quả lợi nhuận tăng bình quân16,4 triệu đồng/ha. Mô hình này được nông dân trong xã khẳng định hiệu quả và đang triển khai nhân rộng cho vụ nuôi tới.