Trang chủ / Rau củ quả / Khoai ngọt (Khoai mỡ)

Khoai Tây Sinora Nhiều Củ, Ít Sâu

Khoai Tây Sinora Nhiều Củ, Ít Sâu
Ngày đăng: 20/04/2012

Giống khoai tây Sinora có năng suất, hàm lượng chất khô cao, chống chịu tốt với bệnh mốc sương, chậm thoái hóa, thích ứng với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng.

Khoai tây đang là cây trồng chính được trồng với diện tích ngày càng nhiều, nhất là trong vụ đông xuân ở miền Bắc. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Hưng Yên (Sở KHCN Hưng Yên) vừa tiến hành trồng thử nghiệm giống khoai tây Sinora từ vụ đông năm 2011.

Qua theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển cho thấy, giống khoai tây Sinora có năng suất, hàm lượng chất khô cao, chống chịu tốt với bệnh mốc sương, chậm thoái hóa, thích ứng với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng. Khoai tây Sinora cho năng suất khá cao và ổn định, dao động 18 – 19,4 tấn/ha. Giống có kích cỡ củ lớn, mắt củ nông, dạng củ đẹp, ruột củ màu vàng và hàm lượng chất khô chiếm khoảng 19,7 – 20,4%.

Ông Lê Văn Lương- Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN cho biết: Khoai tây Sinora là một trong những giống góp phần quan trọng trong xây dựng vùng trồng khoai tây hàng hóa của tỉnh. Theo ông Lương, khi trồng khoai tây, bà con nông dân chọn củ giống đen cắt phải có độ trẻ về sinh lý, ít teo móp, kích cỡ củ đồng đều, khối lượng ít nhất 50g/củ. Củ giống có mầm tươi, sạch bệnh, mầm mới nhú, mọc khỏe.

Nguyên tắc cắt củ giống phải tuân thủ tuyệt đối theo phương pháp cắt dính, nghĩa là miếng cắt không rời hẳn ra mà còn dính lại khoảng 2-3mm. Cắt củ xong phải úp ngay 2 miếng cắt còn dính lại với nhau (như trước khi cắt) rồi xếp vào khay đựng. Không cần xử lý củ giống sau cắt với bất kỳ hóa chất nào. Sau khi cắt, củ giống phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 18-200C.

Thời gian để miếng cắt lành vết thương mất khoảng 7-10 ngày. Trước khi trồng (1-2 ngày), nên tách hẳn miếng cắt ra làm đôi để miếng cắt lành hoàn toàn.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Khoai Từ, Khoai Mỡ Kỹ Thuật Trồng Khoai Từ, Khoai Mỡ

Khoai Từ, Khoải Mở (Vạc) là hai loài cây có củ thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae). Tại Việt Nam, từ, vạc có ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng trung du và bán sơn địa.

15/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Khoai Tây Giống Vụ Xuân Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Khoai Tây Giống Vụ Xuân

Sau trồng khoảng 15 - 20 ngày cần tiến hành ngắt ngọn, nhằm kích thích cho khoai tây ra nhiều tia củ. Khoai để làm giống yêu cầu có chất lượng cao với hàm lượng nước thấp hơn khoai thịt nên tuỳ theo chân đất cần phải bón đủ lượng phân, nhất là phân lân và kali. Trung bình 1 sào (360m2) bón: phân chuồng hoai mục 4-5 tạ + đạm urê 9-10kg + 20 kg lân supe và 6-7 kg kali.

21/12/2011
Cách Trồng Khoai Môn, Khoai Sọ Cách Trồng Khoai Môn, Khoai Sọ

Ở miền Bắc khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng và ngứa.

19/02/2011
Trồng Môn Sáp Theo Quy Trình Kỹ Thuật Mới Trồng Môn Sáp Theo Quy Trình Kỹ Thuật Mới

Công trình nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng môn sáp năng suất cao, sạch bệnh do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện tại cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) giúp nông dân trồng được môn sạch bệnh, năng suất cao.

08/04/2012
Kỹ Thuật Trồng Khoai Sọ (Khoai Từ) Đồi Kỹ Thuật Trồng Khoai Sọ (Khoai Từ) Đồi

Có 2 loại: giống dọc trắng và giống dọc tía. Giống dọc trắng có chiều cao cây, trọng lượng củ trung bình trên khóm và năng suất củ cao hơn.

05/04/2012