Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ Tấn Công Của Khoai Tây Trung Quốc

Người trồng khoai tây ở Đà Lạt - Lâm Đồng chưa kịp vui mừng với vụ mùa bội thu, được giá thì phải đối mặt với sự “tấn công” của khoai tây Trung Quốc.
Điều đáng nói là khoai tây Trung Quốc được thương lại nhập về ồ ạt rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt, bán với giá thấp, gây ảnh hưởng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt và lừa đảo người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Sơn, một người trồng khoai tây lâu năm ở xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, vui mừng cho biết, vụ này, gia đình trồng 3 sào khoai tây, đã kịp thời thu hoạch và bán hết cho các thương lái với giá 15.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất của khoai tây chính vụ trong 3 năm trở lại đây. Với năng suất 4 tấn/sào, sau khi trừ chi phí đầu tư, vụ này gia đình lãi hơn 120 triệu đồng. Ông Sơn cũng cho biết thêm, nhờ gia đình kịp thời thu hoạch và bán nhanh, nếu để chậm đến giờ này thì giá bán thấp hơn nhiều, bởi khoai tây Trung Quốc đang bắt đầu tuồn về Đà Lạt.
“Trước đây cỡ khoảng 1 tháng thì khoai tới hai mươi mấy nghìn đồng một kg, sau đó xuống còn 17.000 đồng rồi 15.000 đồng. Khi khoai tây Trung Quốc chưa qua thì khoai tây ở đây giá còn cao, khoai Tây Trung Quốc mà qua thì giá xuống liền. Người ta nhập khoai tây Trung Quốc về, lấy đất đỏ nhuộm nói là khoai tây Đà Lạt, sau đó đem bán với giá bình thường. Ví dụ, khoai tây Đà Lạt giá 12 - 14.000 đồng thì người ta cũng bán như vậy. Trong khi khoai tây Trung Quốc nhập qua thì giá đâu có bao nhiêu” - ông Sơn cho biết.
Hiện khoai tây Đà Lạt được các thương lái mua tại vườn với giá 12.000 đồng/kg, giảm hơn 3.000 đồng so với tuần trước. Theo ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, với mức giá này người nông dân vẫn có lãi, song nếu khoai tây Trung Quốc tiếp tục nhập về Đà Lạt với số lượng nhiều, sau đó được nhuộm đất đỏ, giả danh khoai tây Đà Lạt và bán ra thị trường thì giá khoai tây Đà Lạt sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Ông Nguyễn Đức Trung cho biết: “Hiện nay một số nông dân cũng phản ánh là khoai tây Trung Quốc ồ ạt về đây và các thương lái lấy đất về nhuộm, sau đó họ trộn vào và lấy thương hiệu của Đà Lạt. Vì vậy, tôi cũng rất mong các cơ quan chức năng cũng như quản lý thị trường kiểm soát kỹ vấn đề này để đảm bảo thương hiệu cũng như lợi ích, cũng như quyền lợi của nông dân trong vùng sản xuất Đà Lạt này”.
Việt nhập ồ ạt khoai tây Trung Quốc về địa phương, rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá thấp, không chỉ gây xáo trộn thị trường, mà đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.
Có thể bạn quan tâm

Tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, được hỗ trợ kỹ thuật, phát huy sức mạnh tập thể… là những lợi ích thiết thực mà mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) ở xã Tân An (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã triển khai và khá thành công trong những năm gần đây.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung 128 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2015 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua bù 1.470 tấn hạt giống lúa, 388 tấn hạt giống ngô và 28,7 tấn hạt giống rau đưa vào dự trữ quốc gia.

Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua.
Ngày 18.8, tại hội trường UBND xã Suối Dây, Hội Nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh) tổ chức hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì. Chủ nhiệm đề tài này là ông Trần Quốc Hải, thường trú ấp 2, xã Suối Dây.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng trên đất lúa, góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành trong thời gian tới.