Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ Tấn Công Của Khoai Tây Trung Quốc

Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ Tấn Công Của Khoai Tây Trung Quốc
Ngày đăng: 16/01/2015

Người trồng khoai tây ở Đà Lạt - Lâm Đồng chưa kịp vui mừng với vụ mùa bội thu, được giá thì phải đối mặt với sự “tấn công” của khoai tây Trung Quốc.

Điều đáng nói là khoai tây Trung Quốc được thương lại nhập về ồ ạt rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt, bán với giá thấp, gây ảnh hưởng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt và lừa đảo người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Sơn, một người trồng khoai tây lâu năm ở xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, vui mừng cho biết, vụ này, gia đình trồng 3 sào khoai tây, đã kịp thời thu hoạch và bán hết cho các thương lái với giá 15.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất của khoai tây chính vụ trong 3 năm trở lại đây. Với năng suất 4 tấn/sào, sau khi trừ chi phí đầu tư, vụ này gia đình lãi hơn 120 triệu đồng. Ông Sơn cũng cho biết thêm, nhờ gia đình kịp thời thu hoạch và bán nhanh, nếu để chậm đến giờ này thì giá bán thấp hơn nhiều, bởi khoai tây Trung Quốc đang bắt đầu tuồn về Đà Lạt.
“Trước đây cỡ khoảng 1 tháng thì khoai tới hai mươi mấy nghìn đồng một kg, sau đó xuống còn 17.000 đồng rồi 15.000 đồng. Khi khoai tây Trung Quốc chưa qua thì khoai tây ở đây giá còn cao, khoai Tây Trung Quốc mà qua thì giá xuống liền. Người ta nhập khoai tây Trung Quốc về, lấy đất đỏ nhuộm nói là khoai tây Đà Lạt, sau đó đem bán với giá bình thường. Ví dụ, khoai tây Đà Lạt giá 12 - 14.000 đồng thì người ta cũng bán như vậy. Trong khi khoai tây Trung Quốc nhập qua thì giá đâu có bao nhiêu” - ông Sơn cho biết.
Hiện khoai tây Đà Lạt được các thương lái mua tại vườn với giá 12.000 đồng/kg, giảm hơn 3.000 đồng so với tuần trước. Theo ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, với mức giá này người nông dân vẫn có lãi, song nếu khoai tây Trung Quốc tiếp tục nhập về Đà Lạt với số lượng nhiều, sau đó được nhuộm đất đỏ, giả danh khoai tây Đà Lạt và bán ra thị trường thì giá khoai tây Đà Lạt sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Ông Nguyễn Đức Trung cho biết: “Hiện nay một số nông dân cũng phản ánh là khoai tây Trung Quốc ồ ạt về đây và các thương lái lấy đất về nhuộm, sau đó họ trộn vào và lấy thương hiệu của Đà Lạt. Vì vậy, tôi cũng rất mong các cơ quan chức năng cũng như quản lý thị trường kiểm soát kỹ vấn đề này để đảm bảo thương hiệu cũng như lợi ích, cũng như quyền lợi của nông dân trong vùng sản xuất Đà Lạt này”.
Việt nhập ồ ạt khoai tây Trung Quốc về địa phương, rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá thấp, không chỉ gây xáo trộn thị trường, mà đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.


Có thể bạn quan tâm

Quả Ngọt Cuối Mùa Quả Ngọt Cuối Mùa

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.

03/09/2014
Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Khuyến Nông, Khuyến Ngư Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Khuyến Nông, Khuyến Ngư

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

22/08/2014
Trái Cây Đặc Sản Vẫn Bấp Bênh Trái Cây Đặc Sản Vẫn Bấp Bênh

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng

03/09/2014
Cánh Kiến Chưa Có Thị Trường Ổn Định Cánh Kiến Chưa Có Thị Trường Ổn Định

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.

22/08/2014
Tân Phú Đông (Tiền Giang) Bảo Vệ Môi Trường Để Phát Triển Bền Vững Vùng Nuôi Thủy Sản Tân Phú Đông (Tiền Giang) Bảo Vệ Môi Trường Để Phát Triển Bền Vững Vùng Nuôi Thủy Sản

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình cù lao giáp biển, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) trong thời gian qua. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, thiếu quy hoạch, công tác quản lý môi trường còn khó khăn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên lĩnh vực này là điều khó tránh khỏi.

23/08/2014