Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ Tấn Công Của Khoai Tây Trung Quốc

Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ Tấn Công Của Khoai Tây Trung Quốc
Ngày đăng: 16/01/2015

Người trồng khoai tây ở Đà Lạt - Lâm Đồng chưa kịp vui mừng với vụ mùa bội thu, được giá thì phải đối mặt với sự “tấn công” của khoai tây Trung Quốc.

Điều đáng nói là khoai tây Trung Quốc được thương lại nhập về ồ ạt rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt, bán với giá thấp, gây ảnh hưởng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt và lừa đảo người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Sơn, một người trồng khoai tây lâu năm ở xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, vui mừng cho biết, vụ này, gia đình trồng 3 sào khoai tây, đã kịp thời thu hoạch và bán hết cho các thương lái với giá 15.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất của khoai tây chính vụ trong 3 năm trở lại đây. Với năng suất 4 tấn/sào, sau khi trừ chi phí đầu tư, vụ này gia đình lãi hơn 120 triệu đồng. Ông Sơn cũng cho biết thêm, nhờ gia đình kịp thời thu hoạch và bán nhanh, nếu để chậm đến giờ này thì giá bán thấp hơn nhiều, bởi khoai tây Trung Quốc đang bắt đầu tuồn về Đà Lạt.
“Trước đây cỡ khoảng 1 tháng thì khoai tới hai mươi mấy nghìn đồng một kg, sau đó xuống còn 17.000 đồng rồi 15.000 đồng. Khi khoai tây Trung Quốc chưa qua thì khoai tây ở đây giá còn cao, khoai Tây Trung Quốc mà qua thì giá xuống liền. Người ta nhập khoai tây Trung Quốc về, lấy đất đỏ nhuộm nói là khoai tây Đà Lạt, sau đó đem bán với giá bình thường. Ví dụ, khoai tây Đà Lạt giá 12 - 14.000 đồng thì người ta cũng bán như vậy. Trong khi khoai tây Trung Quốc nhập qua thì giá đâu có bao nhiêu” - ông Sơn cho biết.
Hiện khoai tây Đà Lạt được các thương lái mua tại vườn với giá 12.000 đồng/kg, giảm hơn 3.000 đồng so với tuần trước. Theo ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, với mức giá này người nông dân vẫn có lãi, song nếu khoai tây Trung Quốc tiếp tục nhập về Đà Lạt với số lượng nhiều, sau đó được nhuộm đất đỏ, giả danh khoai tây Đà Lạt và bán ra thị trường thì giá khoai tây Đà Lạt sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Ông Nguyễn Đức Trung cho biết: “Hiện nay một số nông dân cũng phản ánh là khoai tây Trung Quốc ồ ạt về đây và các thương lái lấy đất về nhuộm, sau đó họ trộn vào và lấy thương hiệu của Đà Lạt. Vì vậy, tôi cũng rất mong các cơ quan chức năng cũng như quản lý thị trường kiểm soát kỹ vấn đề này để đảm bảo thương hiệu cũng như lợi ích, cũng như quyền lợi của nông dân trong vùng sản xuất Đà Lạt này”.
Việt nhập ồ ạt khoai tây Trung Quốc về địa phương, rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá thấp, không chỉ gây xáo trộn thị trường, mà đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.


Có thể bạn quan tâm

Tiêu hủy hơn 15 tấn phân bón giả Tiêu hủy hơn 15 tấn phân bón giả

Ngày 16.9, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng tiêu hủy hơn 15 tấn phân bón giả mạo nhãn hàng hóa các loại.

17/09/2015
Chuối Việt xuất ngoại coi chừng bẫy việt vị Chuối Việt xuất ngoại coi chừng bẫy việt vị

Xuất khẩu chuối cũng như các loại rau quả khác, dễ thua thiệt, thiếu ổn định. Nhưng mới đây, khi dẫn thông tin từ truyền thông Philippines, nhiều người đã vội hỉ hả "Việt Nam có thể giành ngôi đầu của Philippines về xuất khẩu chuối".

17/09/2015
Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi cho Trung Quốc Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi cho Trung Quốc

Trước nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu thủy sản giảm 7 tháng đầu năm sụt giảm mạnh là do biến động từ nền kinh tế Trung Quốc, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản, khẳng định đổi tất cả sụt giảm do Trung Quốc là không đúng.

17/09/2015
Giá cao su Tocom tiếp tục tăng 3,2% Giá cao su Tocom tiếp tục tăng 3,2%

Mặc dù giữ tâm lý giao dịch thận trọng trước kỳ họp của Fed nhưng giới đầu tư trên thị trường cao su đã lấy lại được niềm tin nhờ chứng khoán toàn cầu tăng.

17/09/2015
Tái cơ cấu để tăng sức cạnh tranh Tái cơ cấu để tăng sức cạnh tranh

Manh mún, phụ thuộc nguyên liệu thức ăn đầu vào, trình độ chăn nuôi còn thấp… cũng như thiếu sự liên kết và có quá nhiều khâu trung gian là những nguyên nhân chính khiến chi phí sản xuất chăn nuôi gia cầm ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung luôn ở mức cao.

17/09/2015