Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ Tấn Công Của Khoai Tây Trung Quốc

Người trồng khoai tây ở Đà Lạt - Lâm Đồng chưa kịp vui mừng với vụ mùa bội thu, được giá thì phải đối mặt với sự “tấn công” của khoai tây Trung Quốc.
Điều đáng nói là khoai tây Trung Quốc được thương lại nhập về ồ ạt rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt, bán với giá thấp, gây ảnh hưởng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt và lừa đảo người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Sơn, một người trồng khoai tây lâu năm ở xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, vui mừng cho biết, vụ này, gia đình trồng 3 sào khoai tây, đã kịp thời thu hoạch và bán hết cho các thương lái với giá 15.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất của khoai tây chính vụ trong 3 năm trở lại đây. Với năng suất 4 tấn/sào, sau khi trừ chi phí đầu tư, vụ này gia đình lãi hơn 120 triệu đồng. Ông Sơn cũng cho biết thêm, nhờ gia đình kịp thời thu hoạch và bán nhanh, nếu để chậm đến giờ này thì giá bán thấp hơn nhiều, bởi khoai tây Trung Quốc đang bắt đầu tuồn về Đà Lạt.
“Trước đây cỡ khoảng 1 tháng thì khoai tới hai mươi mấy nghìn đồng một kg, sau đó xuống còn 17.000 đồng rồi 15.000 đồng. Khi khoai tây Trung Quốc chưa qua thì khoai tây ở đây giá còn cao, khoai Tây Trung Quốc mà qua thì giá xuống liền. Người ta nhập khoai tây Trung Quốc về, lấy đất đỏ nhuộm nói là khoai tây Đà Lạt, sau đó đem bán với giá bình thường. Ví dụ, khoai tây Đà Lạt giá 12 - 14.000 đồng thì người ta cũng bán như vậy. Trong khi khoai tây Trung Quốc nhập qua thì giá đâu có bao nhiêu” - ông Sơn cho biết.
Hiện khoai tây Đà Lạt được các thương lái mua tại vườn với giá 12.000 đồng/kg, giảm hơn 3.000 đồng so với tuần trước. Theo ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, với mức giá này người nông dân vẫn có lãi, song nếu khoai tây Trung Quốc tiếp tục nhập về Đà Lạt với số lượng nhiều, sau đó được nhuộm đất đỏ, giả danh khoai tây Đà Lạt và bán ra thị trường thì giá khoai tây Đà Lạt sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Ông Nguyễn Đức Trung cho biết: “Hiện nay một số nông dân cũng phản ánh là khoai tây Trung Quốc ồ ạt về đây và các thương lái lấy đất về nhuộm, sau đó họ trộn vào và lấy thương hiệu của Đà Lạt. Vì vậy, tôi cũng rất mong các cơ quan chức năng cũng như quản lý thị trường kiểm soát kỹ vấn đề này để đảm bảo thương hiệu cũng như lợi ích, cũng như quyền lợi của nông dân trong vùng sản xuất Đà Lạt này”.
Việt nhập ồ ạt khoai tây Trung Quốc về địa phương, rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá thấp, không chỉ gây xáo trộn thị trường, mà đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.