Khoai Tây Đà Lạt Được Mùa, Được Giá

Trung tuần tháng 3, nhà vườn thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương vào vụ thu hoạch khoai tây. Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh xuống giống trên 400 héc-ta khoai tây, chủ yếu ở Đà Lạt. Địa bàn canh tác khoai nhiều nhất là xã Xuân Thọ (150 héc-ta), tiếp đó là các phường 7, 8 và 11.
Nhờ Trung tâm Nghiên cứu khoai tây và Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp TP. Đà Lạt chọn lọc nguồn giống 7 và Lá láng phù hợp thổ nhưỡng để nhân giống cung cấp cho nhà vườn, cộng với thời tiết thuận lợi nên sản lượng khoai năm nay tăng cao.
Ông Nguyễn Quốc Khánh (Thánh Mẫu, P7) cho biết sản lượng trung bình đạt khoảng 4 tấn/sào (trung bình 1 kg/1 gốc), cá biệt có hộ anh Nguyễn Văn Tâm (Đất Mới, P.7) đạt 1,5 kg/gốc. Giá khoai thương phẩm hiện ở mức 14.500 đồng/ ký (khoai hồng), nhiều tiểu thương mua hàng chục tấn khoai dự trữ.
Cùng thời điểm này, nhiều nhà vườn Đà Lạt xuống huyện Đơn Dương mua củ giống F1 (trồng từ cây cấy mô) về cất giữ để canh tác vụ khoai năm sau. Do đó, củ giống khoai F1 ở huyện Đơn Dương từ 18.000 đồng tăng lên 22.000 đồng/ký. Theo nhiều nhà vườn, “khoai đất lạ, mạ đất quen”, nên việc mua củ giống từ Đơn Dương về trồng thấy rõ năng suất đạt cao hơn củ giống F1 trồng tại Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày trung tuần tháng tư năm nay, nắng như đổ lửa trên cánh đồng thôn Đồng Dày thuộc xã Phước Trung, huyện Bác Ái. Tranh thủ những đợt xả nước cuối cùng của hồ Phước Nhơn, anh Tain Hải khẩn trương bơm nước chống hạn, cứu bắp lai. Ruộng bắp rộng một hecta của gia đình anh bước vào giai đoạn “cứng hạt” chuẩn bị thu hoạch.

Hiện nay tại địa bàn xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), các loại nấm bệnh trên cây mía đang bùng phát mạnh và có mức độ lây lan nhanh, khiến nông dân vô cùng lo lắng. Niên vụ mía 2013 - 2014, xã Sông Cầu có 395ha mía. Vì thế, việc xử lý các loại dịch bệnh là một yêu cầu bức thiết.

Ông Chamaleá Hái, 70 tuổi ở thôn Tà Lọt (xã Phước Hòa, huyện Bác Ái) chịu thương chịu khó làm ăn vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.

Tại các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân, thị xã Tân Châu (An Giang)… có 37 hộ chăn nuôi vịt theo phương pháp an toàn sinh học, với quy mô mỗi hộ từ 500 con đến 4.000 con.