Khoai Mì Rớt Giá

Gần 1 tháng qua, bà con nông dân Quảng Ngãi bắt đầu vào vụ thu hoạch khoai mì (sắn), nhưng ai cũng lo lắng vì giá quá thấp so với năm ngoái.
Năm 2013, khoai mì tươi có giá hơn 2 triệu đ/tấn, nhưng hiện nay chỉ 1,3 triệu đ/tấn, nông dân trồng khoai mì chẳng lợi được bao nhiêu.
Ông Đồng Văn Lập, Giám đốc Nhà máy Sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi cho biết, để hạn chế tình trạng khoai mì ứ đọng khi vào vụ chính, nhất là vào mùa mưa bão, gây thiệt hại cho bà con nông dân nên năm nay Nhà máy vận hành sớm từ 22/7.
Trong tháng 7 mỗi ngày trung bình Nhà máy thu mua 350 tấn củ, nhưng bước vào tháng 8/2014 giảm chỉ còn 200 tấn củ. Một phần là vào vụ gặt lúa, nhưng nguyên nhân chính là độ bột thấp nên nhiều nông dân chưa muốn bán.
Về thị trường tiêu thụ, ngoài thị trường Trung Quốc, Nhà máy cũng đã tìm được thị trường tốt ở các nước khác nên về đầu ra không có gì trở ngại. Hiện nay giá khoai mì tươi vẫn tương đương với năm 2013, 1,8 triệu đồng/tấn 30 độ bột.
Nhà máy tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân như ưu tiên vùng trũng thu hoạch trước. Nhà máy sẽ cử cán bộ xuống tận dân phát phiếu thu mua. Khoai mì chở tới đâu, nhà máy giải quyết rất nhanh chóng tới đó, không để người dân, thương lái chờ đợi.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh vấn đề liên kết vùng và tái cấu trúc ngành cá tra khu vực ĐBSCL.

Thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè 2014 của UBND huyện Tiền Hải (Thái Bình), các địa phương đã tiến hành nạo vét kênh mương và cải tạo diện tích ao đầm để thả giống, các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống đã cung ứng giống kịp thời cho người nuôi, đảm bảo kịp thời vụ.

So với các loại hình chăn nuôi khác, chăn nuôi thủy cầm dường như đang lép vế hơn nhiều, cơ cấu chỉ chiếm chưa đến 20% trong tổng đàn gia cầm. Vì vậy, cần có thêm những giải pháp để chăn nuôi thủy cầm có bước đi vững chắc hơn.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã nêu lên những bất cập của hệ thống đê bao kiên cố vùng đầu nguồn lũ đã tác động mạnh đến các vùng hạ nguồn. Cụ thể là tình trạng ngập úng cục bộ liên tục xảy ra với mức độ gia tăng theo từng năm ở các đô thị hạ nguồn ĐBSCL. Việc hệ thống đê bao kiên cố đã khai thác sản xuất lúa một cách triệt để, có nơi 2 năm/7 vụ, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

Hy vọng, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho quả dừa Ninh Đa được triển khai thuận lợi để quả dừa không bị tư thương ép giá, sản phẩm tiêu thụ nhanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.