Khoai Mì Rớt Giá

Gần 1 tháng qua, bà con nông dân Quảng Ngãi bắt đầu vào vụ thu hoạch khoai mì (sắn), nhưng ai cũng lo lắng vì giá quá thấp so với năm ngoái.
Năm 2013, khoai mì tươi có giá hơn 2 triệu đ/tấn, nhưng hiện nay chỉ 1,3 triệu đ/tấn, nông dân trồng khoai mì chẳng lợi được bao nhiêu.
Ông Đồng Văn Lập, Giám đốc Nhà máy Sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi cho biết, để hạn chế tình trạng khoai mì ứ đọng khi vào vụ chính, nhất là vào mùa mưa bão, gây thiệt hại cho bà con nông dân nên năm nay Nhà máy vận hành sớm từ 22/7.
Trong tháng 7 mỗi ngày trung bình Nhà máy thu mua 350 tấn củ, nhưng bước vào tháng 8/2014 giảm chỉ còn 200 tấn củ. Một phần là vào vụ gặt lúa, nhưng nguyên nhân chính là độ bột thấp nên nhiều nông dân chưa muốn bán.
Về thị trường tiêu thụ, ngoài thị trường Trung Quốc, Nhà máy cũng đã tìm được thị trường tốt ở các nước khác nên về đầu ra không có gì trở ngại. Hiện nay giá khoai mì tươi vẫn tương đương với năm 2013, 1,8 triệu đồng/tấn 30 độ bột.
Nhà máy tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân như ưu tiên vùng trũng thu hoạch trước. Nhà máy sẽ cử cán bộ xuống tận dân phát phiếu thu mua. Khoai mì chở tới đâu, nhà máy giải quyết rất nhanh chóng tới đó, không để người dân, thương lái chờ đợi.
Có thể bạn quan tâm

Là công nhân cơ khí tại Nhà máy Z195, với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, anh Trịnh Hồng Hiền ở xã Hợp Châu (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã nuôi ý định làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến ngày 9/5, trên địa bàn tỉnh có 49,3 ha tôm nuôi bị chết, do bệnh môi trường và đốm trắng; làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống, thả nuôi từ 40-50 ngày tuổi.

Trong vài năm trở lại đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp không ít khó khăn như dịch bệnh, giá rớt, đầu ra chưa ổn định. Hậu quả là người chăn nuôi lỗ nặng, không đủ vốn để tái đàn khi giá sản phẩm lên cao...

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả của huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Hiện nay, huyện đã có trên 5.270ha được công nhận tôm sinh thái, còn lại khoảng 5.000ha đang đề nghị công nhận trong thời gian tới.

Xuất khẩu phục hồi, giá cá tra nguyên liệu tăng trở lại trong hơn một tháng qua, nhưng người nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn rất dè chừng, không dám đầu tư khôi phục sản xuất.