Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Lang Rớt Giá Tại Thương Nhân Trung Quốc Hay Tại Ta?

Khoai Lang Rớt Giá Tại Thương Nhân Trung Quốc Hay Tại Ta?
Ngày đăng: 16/05/2012

Câu chuyện thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông thủy sản, kích giá sốt mạnh rồi lao dốc sâu đã không còn xa lạ với người nông dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện một lần nữa bà con trồng khoai lang tại các tỉnh ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh này. Vì sao?

“Chết” vì ham lãi

Cách đây vài năm khi giá khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím Nhật liên tục tăng cao, từ 450.000 đồng/tạ (tạ tính bằng 60 kg) lên 500.000 đồng/tạ, rồi 600.000 đồng/tạ. Đặc biệt vào thời điểm khoảng tháng 10 năm ngoái, mỗi tạ khoai lang tím Nhật được thương lái trong nước thu gom bán lại cho thương lái Trung Quốc với giá 1.050.000 đồng.

Ông Nguyễn Thành Dũng, ấp Tân Phú, xã Tân Thành, huyện Bình Tân, Vĩnh Long cho biết: “Mấy năm trước trồng khoai cho lợi nhuận cao lắm, đặc biệt ở năm ngoái, lợi nhuận trồng khoai lang cao gấp 10 - 13 lần so với trồng lúa vì vậy ai cũng muốn bỏ lúa chuyển sang trồng khoai hết”. Cuộc chạy đua theo lợi nhuận “khủng” từ cây khoai lang làm diện tích cứ thế liên tục tăng cao.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, Vĩnh Long, trong những năm qua diện tích khoai lang tại huyện Bình Tân liên tục tăng cao, từ 4.500 héc ta lên 5.100 héc rồi lên 6.000 héc ta và hiện tại diện tích lên đến 6.500 héc ta.

Không chỉ ở huyện Bình Tân, nhiều diện tích đất ở những địa phương khác lâu nay chỉ trồng lúa nhưng nông dân cũng ồ ạt chuyển sang trồng khoai lang như huyện Bình Minh (Vĩnh Long). Tại tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ…, diện tích khoai lang cũng nhanh chóng tăng lên.

Tuy nhiên, lúc diện tích khoai lang tăng mạnh cũng là lúc giá rớt thê thảm, xuống mức đủ khiến người nông dân lâm vào cảnh nợ nần mà nguyên nhân được xác định là do thương lái Trung Quốc ép giá. Bà con nông dân trồng khoai lang tại huyện Bình Tân, Vĩnh Long cho biết, hiện mỗi tạ khoai chỉ còn trên dưới 300.000 đồng, giảm 700.000 – 800.000 đồng/tạ so với mức giá kỷ lục đạt được trong năm ngoái.

Ông Nguyễn Văn Biên, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, Vĩnh Long tính toán, với giá bán như hiện tại, mỗi công (1.000 m2) khoai lang tím Nhật sau khi bán bà con thu được chỉ khoảng 10 – 12 triệu đồng. Nếu trừ đi các khoản chi phí gồm giống, phân thuốc, nhân công chắc chắn người trồng sẽ lỗ. Riêng những hộ đi thuê đất trồng khoai lang còn lỗ nặng hơn.

Bài học... thiếu tổ chức

Việc nông dân ồ ạt chuyển đất lúa sang trồng khoai lang, làm cung vượt cầu đã dẫn tới tình trạng như ngày hôm nay.

Giáo sư - tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo (Long An) - một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, tình trạng khoai lang rớt giá như hiện nay là do thiếu tổ chức sản xuất, để nông dân phát triển tự phát.

Ông nói: “Nông dân bán được giá cao là nhờ họ bán số ít (cầu vượt cung), khi chúng ta thấy giá cao nên cứ hè nhau trồng thì số lượng nhiều lên dẫn đến cung vượt cầu làm giá giảm xuống. Bởi khi cung vượt cầu thì đương nhiên người mua sẽ có quyền chọn lựa, ai làm tốt nhất, giá rẻ nhất thì họ mua”.

“Muốn chấp dứt điệp khúc này (được mùa rớt giá), nông dân cần tổ chức lại, họp lại. Nếu nông dân không tự đứng ra làm được thì Nhà nước phải đứng ra giúp nông dân làm. Từ đó, kéo ông thương lái lại hợp đồng thế nào, cần số lượng bao nhiêu, giá cả ra sao...?” - ông Xuân gợi ý giải pháp.

Thực tế, thời gian qua dù ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, địa phương có diện tích trồng khoai lang lớn nhất ĐBSCL, đã đưa ra nhiều khuyến cáo về việc nông dân ồ ạt chuyển đất lúa sang trồng khoai lang. Tuy nhiên, các biện pháp cũng chỉ dừng lại ở khuyến cáo mà không có bất kỳ một biện pháp hữu hiệu nào được áp dụng.

Ông Xuân cho rằng, thương lái Trung Quốc thu mua nông sản của Việt Nam cũng là một điều lợi. “Nếu ta bán nông sản không có người nào mua mà chỉ có Trung Quốc mua thôi thì mình phải cám ơn họ. Còn nếu mà họ vào tranh mua với doanh nghiệp Việt Nam thì mình cũng phải tính toán lại cho có sự hài hòa giữa doanh nghiệp trong nước, nông dân và doanh nghiệp Trung Quốc. Quan trọng nhất là mình phải có sự tổ chức sản xuất lại, tránh tình trạng cung vượt cầu” - giáo sư - tiến sĩ Xuân nói.

Có thể bạn quan tâm

Sầu Riêng Ri 6 Lên Ngôi Sầu Riêng Ri 6 Lên Ngôi

Tổ được thành lập vào năm 1999, có 16 hộ tham gia, về sau số lượng ngày một tăng lên. Đến nay, có 34 hộ, sản xuất trên 30 hecta. Tất cả các thành viên trong tổ đều thực hiện cải họ cây sầu riêng, vươn lên phát triển kinh tế.

07/05/2013
Dành 345 Triệu Đồng Mua Cá Giống Thả Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Dak Lak Dành 345 Triệu Đồng Mua Cá Giống Thả Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Dak Lak

Năm 2013, tỉnh Dak Lak trích ngân sách 345 triệu đồng mua 129.650 con cá giống các loại thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 8 huyện: Lak, Krông Ana, Ea Súp, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Pak và Ea Kar.

08/05/2013
Kích Thanh Long Ra Hoa Bằng Đèn Compact Kích Thanh Long Ra Hoa Bằng Đèn Compact

Chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ được thực hiện từ lâu, song việc sử dụng đèn sợi tóc với công suất 60 - 75 W tiêu thụ lượng điện rất lớn, dẫn tới chi phí đầu tư cho mỗi hecta cao, giảm tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, diện tích thanh long ngày càng tăng đã dẫn tới việc thiếu điện. Giải pháp để tăng thêm diện tích thắp sáng mà không thay đổi công suất thắp, giảm chi phí tiền điện, tăng lợi nhuận là thay thế đèn sợi tóc 60 - 75 W bằng đèn compact 20 - 23 W chống ẩm cho thanh long ra hoa trái vụ.

08/05/2013
Giá Cá Đồng Ở Mức Cao Ở Cà Mau Giá Cá Đồng Ở Mức Cao Ở Cà Mau

Nông dân trong huyện U Minh (Cà Mau) vừa kết thúc vụ thu hoạch cá đồng, giá cá ở mức cao ngay từ đầu vụ và tiếp tục tăng ở cuối vụ.

08/05/2013
Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.

08/05/2013