Khoai Cao Rớt Giá, Nông Dân Lo Lắng

Nông dân huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đang vào mùa thu hoạch nhiều loại nông sản, trong đó có khoai cao. Năm nay, khoai cao lại rớt giá mạnh khiến nông dân lo lắng.
Anh Nguyễn Văn Phúc vừa thu hoạch 5 công khoai cao ở ấp Thạnh An, xã Tân Long cho biết: 2 năm trước, giá khoai luôn ở mức cao, trung bình từ 15.000 - 16.000 đồng/kg.
Với mức giá này, nông dân lãi 15 triệu đồng/công, tăng gấp 3 lần so với trồng lúa và các loại màu khác. Tuy nhiên, hiện tại, giá khoai cao chỉ còn 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi khoảng 5 triệu đồng/công, thấp hơn năm ngoái khoảng 10 triệu đồng/công.
Anh Lê Thanh Sang, ấp Tân Phong, xã Tân Huề cũng canh tác 3 công khoai cao với năng suất khoảng 3 tấn/công, do thuê đất canh tác, vụ này sau thu hoạch, anh huề vốn, lỗ công chăm sóc.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình, diện tích trồng khoai cao vụ hè thu năm 2014 lên đến trên 500ha, tăng 100ha so với năm 2013, tập trung các xã: Tân Long, Tân Huề, Tân Thạnh, Tân Quới và Tân Hòa. Nguyên nhân tăng là do 2 năm trước đây khoai cao “sốt” giá, nông dân tiếp tục trồng khoai trở lại dù vẫn canh cánh nỗi lo.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã chính thức vào vụ thu hoạch tôm càng xanh trên ruộng lúa, tập trung nhiều ở các xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Trí Lực và Thới Bình.

Toàn huyện Hồng Dân có 2,6 ha nuôi cá chình ở các xã Ninh Thạnh Lợi A, Ninh Hòa, Vĩnh Lộc với 24 hộ nuôi. Sau 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 4 - 6 kg/con, giá bán cho thương lái từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, nông dân thu nhập khoảng 100 triệu đồng/1.000 m2.

Cùng với phát triển các loại cây rau màu, nhiều năm qua, người dân xã Triệu Thượng (Triệu Phong - Quảng Trị) đã đưa vào trồng các loại hoa nhằm phục vụ thị trường Tết. Đây được đánh giá là hướng đi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Điện Biên phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên triển khai dự án khoa học "Ứng dụng Công nghệ nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao".

Có thể gọi ông Trương Văn Đảo (Ba Đảo), 63 tuổi, ở thôn Bàu Nghé, xã Phước Tín (thị xã Phước Long - Bình Phước) là nông dân hiện đại, bởi không chỉ tâm huyết với nghề, ông còn xây dựng cho sản phẩm của mình thương hiệu riêng mang tên “sầu riêng Ba Đảo”. Hiện, sầu riêng của ông được bày bán tại hệ thống siêu thị Metro Cash&Carry và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.