Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó Tiếp Tục Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Khó Tiếp Tục Bảo Hiểm Nông Nghiệp
Ngày đăng: 14/09/2013

Hiện Chính phủ đang thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh thành và sẽ kết thúc vào tháng 6-2014. Tuy nhiên, với tình trạng trục lợi bảo hiểm xảy ra trong thời gian qua thì khả năng sau thời gian này bảo hiểm nông nghiệp khó có thể trở thành một kênh để hỗ trợ người dân.

Ngày 9-9 tại TPHCM, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và Hiệp hội Bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản đã tổ chức hội thảo vì sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó, phía Nhật Bản có những cam kết hỗ trợ các công ty bảo hiểm xây dựng công thức tính phí bảo hiểm mới, làm sao để ngăn chặn gian lận bảo hiểm...

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội nghị, ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, hiện bảo hiểm nông nghiệp đang ở dạng thí điểm nhưng với những gì xảy ra trong thời gian qua thì nhiều khả năng sau khi hết thời hạn thí điểm khó có công ty bảo hiểm nào nhảy vào lĩnh vực này.

Lý do, theo ông Lộc vì tỷ lệ rủi ro cao và có nhiều kẻ hở để người dân khi mua bảm hiểm có thể tạo bằng chứng giả nhằm trục lợi.

Bằng chứng là trong thời gian qua việc thí điểm bệnh tật trên tôm nuôi tại một số tỉnh ĐBSCL đã có những tình huống khiến công ty bảo hiểm nghi ngờ là có gì đó không ổn định. Cụ thể, tại những xã có thí điểm bảo hiểm cho con tôm người dân xếp hàng từ sáng sớm đến tận đêm khuya để chờ đến lượt mua bảo hiểm. Theo ông Lộc, đây là một tình huống bất thường mà các công ty bảo hiểm phải đặt nghi vấn.

Bên cạnh đó, đa phần người dân sau khi mua bảo hiểm đều thông báo với công ty bảo hiểm tôm chết ở ngày thứ 50-55 (đây là khung thời gian có số tiền bảo hiểm cao nhất trong hợp đồng bảo hiểm). Sau đó, công ty bảo hiểm đi xác nhận hiện trường đã phát hiện nhiều ao nuôi tôm rong rêu mọc trong ao nhiều hơn thường lệ.

“Theo quy định, sau khi người dân có thông báo thì công ty bảo hiểm sẽ tiến hành xác nhận và trả tiền bồi thường chỉ sau vài tuần nhưng nếu có nghi ngờ người mua bảo hiểm trục lợi thì công ty bảo hiểm sẽ hoãn thời gian bồi thường để điều tra xem những nghi vấn này có đúng hay không”, ông Lộc nói.

Theo ông Lộc, vì nghi ngờ nhiều hộ nuôi tôm có dấu hiệu trục lợi nên công ty bảo hiểm không thể bồi thường hợp đồng theo quy định, do đó đã có không ít trường hợp người dân mua bảo hiểm kéo đến công ty bảo hiểm đòi bồi thường.

Mặc dù, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nói khó có thể tiếp tục bảo hiểm nông nghiệp sau khi kết thúc thời gian thí điểm nhưng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đã nhiều lần khẳng định đây là một chính sách đúng đắn, lâu dài trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp đi vào hiện đại dù kèm theo nhiều rủi ro.

Ông Lộc cho biết, trung bình mỗi năm có khoảng 10% số hồ sơ bị các công ty bảo hiểm đưa vào diện nghi vấn là có khả năng trục lợi, trong đó, lĩnh vực bảo hiểm tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao. Hiện doanh thu của ngành bảo hiểm mỗi năm là 22.000 tỉ đồng, trong đó, bồi thường 11.000 tỉ đồng cho các hợp đồng.


Có thể bạn quan tâm

Khá Lên Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Ở Tiền Giang Khá Lên Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Ở Tiền Giang

Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

09/09/2012
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Ở Tiền Giang Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Ở Tiền Giang

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

10/07/2012
Lúa Lai - Tôm Sú: Mô Hình Canh Tác Hiệu Quả Tại ĐBSCL Lúa Lai - Tôm Sú: Mô Hình Canh Tác Hiệu Quả Tại ĐBSCL

Lúa lai B-TE1 của Cty Bayer Việt Nam đã chứng minh được ưu thế của mình và đã được đại đa số nông dân vùng ĐBSCL chấp nhận vì những đặc tính vượt trội như cho năng suất cao hơn lúa thường khoảng 20 – 50%, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt kháng được đạo ôn- một bệnh nguy hiểm trong vụ đông xuân… Tuy nhiên giống có thời gian sinh trưởng hơi dài, khoảng 100 – 107 ngày trong điều kiện lúa sạ nên bà con phải bố trí đồng loạt trong cơ cấu 2 vụ lúa/năm.

12/07/2012
Nỗi Lo Cúm Gia Cầm Lan Rộng Nỗi Lo Cúm Gia Cầm Lan Rộng

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.

12/07/2012
Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Đạt Hiệu Quả Cao

Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.

16/09/2012