Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó Thu Hút Doanh Nghiệp Làm Nông

Khó Thu Hút Doanh Nghiệp Làm Nông
Ngày đăng: 19/12/2014

HĐND tỉnh vừa ban hành nghị quyết về Đề án mức ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015-2020. Đây là cơ sở để triển khai các chính sách, chương trình ưu đãi thực tế nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp.

Tuy nhiên, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi này không dễ, nhất là khi chính sách vẫn có độ “chênh” với thực tế sản xuất của DN, nông dân.

* Chính sách vẫn”chênh”với thực tế

Ông Lâm Thanh Đức, Giám đốc Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức (huyện Xuân Lộc), cho rằng không thiếu những chính sách hỗ trợ, ưu đãi dành cho DN đầu tư vào nông nghiệp, nhưng đến nay vẫn chỉ nằm trên giấy.

Cụ thể, DN đang đầu tư dự án nuôi gà đẻ trứng với quy mô lớn tại khu quy hoạch tập trung chăn nuôi thuộc xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc). Theo chính sách, DN được giảm tiền thuê đất, hỗ trợ một phần chi phí đầu tư đường, điện... nhưng đất thì DN tự mua của dân, vẫn phải tự bỏ 100% vốn làm đường, điện vì... địa phương thiếu ngân sách.

Theo ông Đức: “Các chính sách ưu đãi vẫn chưa đi từ nhu cầu thực tế đầu tư của DN, nông dân; hồ sơ thủ tục thì quá nhiều khê, phức tạp. DN mất hàng tháng trời hoàn tất thủ tục, hồ sơ vay vốn ưu đãi theo Quyết định 68 cho vay ưu đãi đầu tư máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, nhưng rồi bị trả về vì những máy DN cần cho sản xuất lại không nằm trong danh mục theo quy định của Nhà nước”.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, thừa nhận một trong những nguyên nhân khiến DN kém mặn mà trong đầu tư cho nông nghiệp nói chung, cho cánh đồng lớn nói riêng một phần là do chính sách ưu đãi đã có nhưng vẫn chưa đi vào cuộc sống.

Tuy nhiên, nhờ chủ động triển khai nên tỉnh đã thu hút được một số DN đầu tư phát triển vùng chuyên canh, như: ca cao, cà phê, điều... HĐND cũng đã ban hành nghị quyết về đề án mức ưu đãi và hỗ trợ cho các DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, việc cần làm hiện nay là vận dụng vào thực tế, tuyên truyền, vận động DN tham gia.

Theo phản ánh của một số DN hoạt động trong lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DN đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, để được hỗ trợ, DN phải đầu tư với công suất giết mổ đạt tối thiểu 400 con heo/ngày đêm, trong khi nhu cầu thực tế của một lò giết mổ tại địa phương lại thấp hơn mức tối thiểu trên rất nhiều lần.

Ông Hồ Sáu, Giám đốc Công ty cổ phần Việt Nông Lâm (huyện Trảng Bom), chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc xuất khẩu, chia sẻ, trung bình mỗi ngày, DN tiêu thụ cả trăm tấn cây bắp và các loại nông sản khác nên rất quan tâm liên kết với nông dân đầu tư vùng chuyên canh nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, nhiều năm qua DN vẫn làm theo kiểu mua đứt, bán đoạn vì đầu tư theo hướng này cần nguồn vốn lớn.

Thực tế, đa số DN trong lĩnh vực nông nghiệp đều đang gặp khó khăn về vốn, có DN vẫn thuê đất đầu tư trong khi “DN có thóc thì ngân hàng mới cho mượn một phần gạo” nên không phải DN nào cũng có thể tiếp cận được vốn vay ưu đãi để đầu tư lớn” - ông Hồ Sáu nói.

* Lúng túng đề án cánh đồng lớn

Đồng Nai đang triển khai nhiều dự án phát triển vùng chuyên canh cây trồng theo mô hình cánh đồng lớn. Chính sách chung của Nhà nước và tỉnh Đồng Nai nói riêng đều dành rất nhiều ưu đãi nhằm thu hút DN đầu tư, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Tuy nhiên, thực tế DN vẫn chưa mấy mặn mà.

Ông Đặng Trường Khanh, Giám đốc Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán), nhận xét ưu đãi, hỗ trợ cho DN đầu tư phát triển vùng chuyên canh cây trồng theo mô hình cánh đồng lớn rất hay, rất nhiều nhưng vẫn trên lý thuyết. Thực tế cả năm nay, DN xây dựng đề án phát triển vùng chuyên canh cây ca cao nhưng đến nay vẫn chưa đủ điều kiện hưởng ưu đãi nào từ chương trình trên. Hiện DN vẫn phải tự xoay xở với bộn bề khó khăn, nhất là vốn đầu tư cho nông dân để giữ và mở rộng diện tích ca cao.

Ông Võ Văn Phi, Quyền Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu, cho biết huyện đang hỗ trợ DN xây dựng đề án cánh đồng lớn trồng mía. Vì chương trình này còn quá mới nên thực tế triển khai cả DN và phía chính quyền đều lúng túng, trong đó có một số vướng mắc thuộc về chính sách.

Ông Phi dẫn chứng: “Theo chính sách, DN được miễn, giảm tiền thuê đất khi đầu tư vùng chuyên canh, nhưng do quỹ đất không còn nên DN phải tự thỏa thuận, mua lại từ nông dân. DN vừa không được hưởng hỗ trợ, yêu cầu xây dựng vùng chuyên canh lại cần diện tích lớn trong khi giá đất hiện tại mua lại của dân đã lên đến cả tỷ đồng/hécta”.

Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201412/kho-thu-hut-doanh-nghiep-lam-nong-2358711/


Có thể bạn quan tâm

Đánh cược với tôm hùm Đánh cược với tôm hùm

Nhìn thấy lợi nhuận thu được từ các hộ nuôi tôm hùm thời gian qua, từ đầu năm đến nay nhiều người dân ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đua nhau đầu tư tiền tỷ để mua vật liệu làm bè và mua tôm giống thả nuôi với hy vọng đổi đời.

10/07/2015
Một số diện tích tôm nuôi vụ 2 tại Khánh Hòa bị thất thu do nắng nóng kéo dài Một số diện tích tôm nuôi vụ 2 tại Khánh Hòa bị thất thu do nắng nóng kéo dài

Tại tỉnh Khánh Hòa, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh những thiệt hại về cây trồng do thiếu nước tưới, nắng nóng còn khiến cho một số diện tích tôm nuôi vụ 2 trên địa bàn tỉnh bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80 ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

10/07/2015
Phát triển thủy sản Hà Nội ỳ ạch vì thiếu tầm nhìn? Phát triển thủy sản Hà Nội ỳ ạch vì thiếu tầm nhìn?

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.

10/07/2015
Cá điêu hồng tăng giá, nông dân làng bè lãi khá Cá điêu hồng tăng giá, nông dân làng bè lãi khá

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá từ 35.500 - 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước. Với giá này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè lãi từ 17 - 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi. Đây là mức lãi khá cao giúp người nuôi cá điêu hồng làng bè yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới.

10/07/2015
Đồng Tháp đề nghị phân bổ vốn phát triển ngành hàng cá tra và phục vụ dự án nuôi tôm càng xanh Đồng Tháp đề nghị phân bổ vốn phát triển ngành hàng cá tra và phục vụ dự án nuôi tôm càng xanh

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phân bổ vốn đầu tư, xây dựng dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá tra tập trung huyện Cao Lãnh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

10/07/2015