Khổ qua HMT 128

Nông dân vui mừng vì giống khổ qua MT 128 đạt năng suất cao, chất lượng vượt trội so với các giống khác
Cty Hai mũi tên đỏ vừa tổ chức hội thảo đầu bờ cho hơn 50 nông dân và thương lái đến tham quan, đánh giá mô hình trồng giống khổ qua HMT 128 với diện tích 300 m2 của anh Trần Đức Lâm ở thôn Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu có dịp thực tế mô hình để nhận xét và đánh giá so sánh hiệu quả kinh tế của giống khổ qua HMT 128 với các giống khác.
Qua đó, đều có chung nhận xét là HMT 128 thích nghi tốt với vùng đất Văn Đức, năng suất cao, trái suôn dài, quả màu xanh và chắc trái, thời gian thu hoạch kéo dài nên thu được nhiều lứa, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích trồng giống khổ qua khác.
Anh Trần Đức Lâm cho biết, đây là năm đầu tiên anh trồng giống khổ qua HMT 128 sau khi được các đại lý và nhân viên kỹ thuật Cty tư vấn.
Trồng ngày 10/7/2015 và đã thu đợt đầu được 1,3 tấn trái, giá bán trung bình 9.000 đ/kg cho thu nhập trên 10 triệu đồng.
Hiện anh Lâm vẫn tiếp tục thu hoạch và dự kiến thu thêm khoảng 1 tấn trái nữa, nếu giá ổn định ước tính thu nhập khoảng 20 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận sẽ được 15 triệu đồng/300 m2, tức thu nhập gần 500 triệu đồng/ha.
Anh Lâm nhận xét, giống khổ qua HMT 128 sinh trưởng và phát triển rất khỏe, ra quả và thu liên tục, tỷ lệ trái loại 1 cao, suôn dài, quả màu xanh, chắc trái, bóng trái, nên giá bán cao hơn giống khác bình quân 2.000 đồng/kg.
Hội thảo đầu bờ giống khổ qua MT 128 của Hai mũi tên đỏ
Một điều chú ý là khi trồng giống này là cần phải trồng thưa, cây cách cây 1 - 1,2 m, làm giàn chắc chắn, làm thêm giàn ngang để cây có nhiều không gian để phát triển.
Nếu bà con trồng dày, không đúng mật độ sẽ làm cây phát triển thân lá quá mức và đậu trái ít hơn.
Thực tế sau đợt mưa ngày 21/9, trong khi giống khác bị hỏng thì HMT 128 vẫn sinh trưởng chống chịu tốt với bệnh hại, thời tiết.
“Để có hiệu quả kinh tế cao, bà con cần chú ý nên trồng thưa, làm giàn cao, chắc chắn và chăm sóc đầy đủ phân bón, nước tưới...
sẽ giúp cho cây phát huy được tiềm năng năng suất cao nhất do giống có khả năng phân cành nhánh mạnh, chống chịu bệnh hại tốt”, anh Lâm chia sẻ kinh nghiệm.
Tại buổi hội thảo, Cty Hai mũi tên đỏ có mời bác Kha, một thương lái ở địa phương đến tham quan đã cho biết, thị trường miền Bắc hiện rất ưa chuộng loại khổ qua trái dài 23 - 25cm, màu xanh đẹp, chắc trái, bảo quản được lâu, vận chuyển xa ít bị trầy xước.
“Giống khổ qua HMT 128 đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như tỷ lệ hao hụt thấp, bán có lời hơn, đặc biệt tỷ lệ trái loại 1 cao nên giá bán cao so với các giống khác.
Bà con nên chọn giống này gieo trồng để có năng suất và lợi nhuận cao”, bác Kha nói.
Do giống khổ qua HMT 128 có khả năng thích ứng rất rộng nên có thể trồng ở nhiều vùng trên cả nước.
Qua khảo sát nhận thấy giống này cũng cho năng suất rất cao ở miền Trung, cao nguyên Lâm Đồng, Đắk Lắk và ĐBSCL.
Với ưu điểm nổi trội về khả năng sinh trưởng, phát triển, nên người dân có thể thu hoạch kéo dài.
Ngoài ra, với hình dạng trái dài, màu xanh đẹp, thịt trái chắc nên được thương lái và người tiêu dùng ưa chuộng, nhà vườn luôn bán được giá cao hơn các giống khác.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, thông qua nguồn vốn của các chương trình, nhiều thương, bệnh binh, chính sách trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định.

Trải qua một chặng đường hơn 10 năm, nhưng chỉ trong 2 năm qua đối phó những diễn biến khó dự đoán trên thị trường, cạnh tranh trong ngành lúa gạo trở nên khốc liệt, khiến DN này phải chuyển hướng tập trung tới 99% cho thị trường XK. Chuyện xây dựng thương hiệu gạo Việt còn để ngỏ, song thị trường cao cấp vẫn mở cửa đặt hàng NK gạo Việt.

Sau một thời gian bôn ba lập nghiệp bằng nhiều nghề, như: thợ cơ khí, thợ cắt kính… nhưng thu nhập không cao, năm 1999 anh về quê Nhơn Trạch và cải tạo gần 1 héc ta đất ngập mặn của gia đình để nuôi tôm sú. Anh Lâm chia sẻ: “Thời gian đó ở xã rộ lên phong trào nuôi tôm thiên nhiên, gia đình tôi có gần 1 hécta đất ngập mặn phù hợp với nuôi tôm sú nên tôi đã nuôi thử nghiệm.

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.

Với khoảng 44.770 hécta, cây điều đang đứng ở tốp đầu về diện tích canh tác tại Đồng Nai và cả nước. Đây vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh vì theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phát triển cây điều của cả nước.