Khó khăn trong xét nghiệm chất cấm trên heo

Đã có trường hợp Chi cục bị người dân khiếu kiện, phải đền bù hàng trăm triệu đồng vì khi xét nghiệm mẫu âm tính với chất cấm.
Nồng độ chất cấm cao gấp 320 lần quy định là số liệu được báo cáo hội nghị triển khai kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Nam tổ chức sáng ngày 12.11 tại TP.HCM.
Theo đại diện Cục Chăn nuôi, đây là nồng độ chất cấm rất cao lấy từ mẫu nước tiểu của heo, lên đến 665 ppb, so với mức quy định là 2ppb.
Ông Chu Đình Khu- Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi, đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, trong 10 tháng đầu năm khi kiểm tra 19 cơ sở thức ăn chăn nuôi phát hiện 1 có sở có mẫu thức ăn dương tính với salbutamol.
Kiểm tra tại cơ sở chăn nuôi thịt tại Đồng Nai có 1/28 mẫu thức ăn dương tính, 29/263 mẫu nước tiểu dương tính với chất salbutamol tại các tỉnh An Giang, Đồng Nai và Tiền Giang.
Tại các cơ sở giết mổ, có 106/587 mẫu nước tiểu dương tính với chất cấm này.
Đại diện Cục Chăn nuôi cho biết tình hình sử dụng chất cấm và chất vàng ô có chiều hướng ngày càng tăng, nhất là ở khu vực chăn nuôi nông hộ.
Đặc biệt một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đã sử dụng trở lại chất cấm.
Cùng với đó, các địa phương chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ NNPTNT.
Cụ thể chỉ có 22/63 tỉnh thành có kế hoạch kiểm tra chất cấm.
Trong số này chỉ 12 tỉnh có báo cáo tổng kết tình hình chất cấm 10 tháng đầu năm.
Đại diện của Chi cục Chăn nuôi TP.HCM nêu khó khăn: Khi phát hiện chất cấm, phải giữ heo từ 5-7 ngày chờ kiểm tra.
Điều này thường khiến heo bị giảm đề kháng, hay bị lở mồm, long móng.
Đã có trường hợp Chi cục bị người dân khiếu kiện, phải đền bù hàng trăm triệu đồng vì khi xét nghiệm mẫu âm tính với chất cấm.
Kèm theo đó, việc lấy mẫu trên thịt cũng gặp khó khăn phải hết hơn 10 ngày mới có kết quả thử nghiệm.
Trong thời gian này, phải tạm giữ lô thịt đó.
Nếu cuối cùng cho ra kết quả âm tính, thủ tục rất phức tạp.
Lô thịt đó phải xử lý như thế nào, ai chịu trách nhiệm… vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
Tại hội nghị, theo đánh giá của đại diện Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, dù các ngành vào cuộc quyết liệt và thường xuyên nhưng đến nay cuộc chiến với chất cấm vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Về khách quan, nhiều nơi có quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, không ai quản lý nên rất dễ dùng chất cấm mà không ai biết.
Cùng với đó, các cơ sở pháp lý, các quy định về chất cấm không rõ ràng, chưa cụ thể.
Ngay đến chất vàng ô khi ra văn bản thông báo nhưng vẫn chưa có quy định đây là chất gì, nhận biết, cách xử lý ra sao nên các đơn vị ngành không thể biết cách xử lý khi gặp phải.
Đặc biệt với một tỉnh như Vĩnh Long, từ trước tới nay chưa có phát hiện việc sử dụng chất cấm, chỉ trong đợt kiểm tra từ đầu tháng 10 đến nay đã phát hiện một người đang sử dụng và cất giữ 14kg chất cấm.
Tình trạng đã ở mức báo động.
Có thể bạn quan tâm

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

Làm ra hạt gạo là điều quen thuộc với người nông dân. Thế nhưng để sản xuất được “gạo sạch” là cả một quá trình không hề đơn giản. Việc tập đoàn Quế Lâm sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân tỉnh TT- Huế.