Khó khăn trong xét nghiệm chất cấm trên heo

Đã có trường hợp Chi cục bị người dân khiếu kiện, phải đền bù hàng trăm triệu đồng vì khi xét nghiệm mẫu âm tính với chất cấm.
Nồng độ chất cấm cao gấp 320 lần quy định là số liệu được báo cáo hội nghị triển khai kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Nam tổ chức sáng ngày 12.11 tại TP.HCM.
Theo đại diện Cục Chăn nuôi, đây là nồng độ chất cấm rất cao lấy từ mẫu nước tiểu của heo, lên đến 665 ppb, so với mức quy định là 2ppb.
Ông Chu Đình Khu- Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi, đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, trong 10 tháng đầu năm khi kiểm tra 19 cơ sở thức ăn chăn nuôi phát hiện 1 có sở có mẫu thức ăn dương tính với salbutamol.
Kiểm tra tại cơ sở chăn nuôi thịt tại Đồng Nai có 1/28 mẫu thức ăn dương tính, 29/263 mẫu nước tiểu dương tính với chất salbutamol tại các tỉnh An Giang, Đồng Nai và Tiền Giang.
Tại các cơ sở giết mổ, có 106/587 mẫu nước tiểu dương tính với chất cấm này.
Đại diện Cục Chăn nuôi cho biết tình hình sử dụng chất cấm và chất vàng ô có chiều hướng ngày càng tăng, nhất là ở khu vực chăn nuôi nông hộ.
Đặc biệt một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đã sử dụng trở lại chất cấm.
Cùng với đó, các địa phương chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ NNPTNT.
Cụ thể chỉ có 22/63 tỉnh thành có kế hoạch kiểm tra chất cấm.
Trong số này chỉ 12 tỉnh có báo cáo tổng kết tình hình chất cấm 10 tháng đầu năm.
Đại diện của Chi cục Chăn nuôi TP.HCM nêu khó khăn: Khi phát hiện chất cấm, phải giữ heo từ 5-7 ngày chờ kiểm tra.
Điều này thường khiến heo bị giảm đề kháng, hay bị lở mồm, long móng.
Đã có trường hợp Chi cục bị người dân khiếu kiện, phải đền bù hàng trăm triệu đồng vì khi xét nghiệm mẫu âm tính với chất cấm.
Kèm theo đó, việc lấy mẫu trên thịt cũng gặp khó khăn phải hết hơn 10 ngày mới có kết quả thử nghiệm.
Trong thời gian này, phải tạm giữ lô thịt đó.
Nếu cuối cùng cho ra kết quả âm tính, thủ tục rất phức tạp.
Lô thịt đó phải xử lý như thế nào, ai chịu trách nhiệm… vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
Tại hội nghị, theo đánh giá của đại diện Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, dù các ngành vào cuộc quyết liệt và thường xuyên nhưng đến nay cuộc chiến với chất cấm vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Về khách quan, nhiều nơi có quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, không ai quản lý nên rất dễ dùng chất cấm mà không ai biết.
Cùng với đó, các cơ sở pháp lý, các quy định về chất cấm không rõ ràng, chưa cụ thể.
Ngay đến chất vàng ô khi ra văn bản thông báo nhưng vẫn chưa có quy định đây là chất gì, nhận biết, cách xử lý ra sao nên các đơn vị ngành không thể biết cách xử lý khi gặp phải.
Đặc biệt với một tỉnh như Vĩnh Long, từ trước tới nay chưa có phát hiện việc sử dụng chất cấm, chỉ trong đợt kiểm tra từ đầu tháng 10 đến nay đã phát hiện một người đang sử dụng và cất giữ 14kg chất cấm.
Tình trạng đã ở mức báo động.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch tổ chức lại hoạt động khai thác cá ngừ đại dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Thời gian gần đây, ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã đưa giống tôm càng xanh toàn đực vào nuôi thay thế tôm càng xanh trước đây. Việc thay thế này bước đầu đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.

Những năm gần đây, khi nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã mở trại sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt để cung cấp cho thị trường. Thực tế thấy, mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và có xu hướng ngày càng mở rộng.

Gần 2 năm nay giá nghêu giống quá thấp, nên ông Trần Văn Vinh (Bảy Vinh), ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có ý tưởng tận dụng trang thiết bị có sẵn ở trại sản xuất nghêu giống để nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện XDNTM, tiêu chí môi trường tuy đã được các địa phương quan tâm thực hiện song kết quả chưa cao. Để nâng cao tỷ lệ các xã đạt tiêu chí về môi trường, nhiệm vụ đặt ra cho các ban ngành, cơ quan là cần có nhiều giải pháp, mô hình phát triển kinh tế ở nông thôn có tính khả thi như VAC (vườn, ao, chuồng).