Khó Khăn Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Cà Mau

Ngày 14/2, Sở NN&PTNT Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp cung ứng tôm giống trên địa bàn.
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 296.551 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công nghiệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác.
Để đáp ứng nhu cầu nuôi, mỗi năm Cà Mau cần khoảng trên 25 tỷ con tôm giống. Tuy nhiên, mỗi năm tỉnh chỉ sản xuất được khoảng 8-9 tỷ con tôm sú, đáp ứng 40% nhu cầu, số còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung. Từ đó, công tác quản lý con giống gặp nhiều khó khăn, do lượng giống du nhập tỉnh lớn.
Đặc biệt, hiện nay phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến đang phát triển rất mạnh, nhu cầu con giống lớn, khoảng 25-28 tỷ con trong năm 2014. Trong đó có khoảng 3 tỷ con tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, tỉnh không sản xuất được giống tôm thẻ chân trắng mà phải nhập từ các tỉnh khác. Trong khi đó, Bộ NN&PTNT chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra giống tôm thẻ chân trắng.
Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD. Mỗi năm cung cấp khoảng 133.900 tấn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, chủ yếu là tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Với chủ đề “Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển- Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng nông dân”, Hội chợ Nông nghiệp – Du lịch – Thương mại vùng biên giới phía Bắc tổ chức tại TP. Lào Cai đã quy tụ được hàng trăm các gian hàng trưng bày sản vật quê hương.

Cho doanh nghiệp (DN) thầu đất vừa được thu sản phẩm (100 – 120kg thóc/sào/năm), vừa có thể trở thành nhân công của DN, canh tác trên chính mảnh ruộng của mình với mức lương 100.000 – 150.000/ngày, những nông dân tham gia Dự án phát triển sản xuất mô hình giống lúa lai F1 tại Nam Định đang được hưởng “lợi nhuận kép”.

Phải khẳng định rằng, thịt lợn siêu nạc do giống siêu nạc khác hoàn toàn với thịt lợn siêu nạc do dùng chất cấm tạo nạc.

Giúp nông dân (ND) giảm chi phí, tăng thu nhập và hạn chế ô nhiễm môi trường là mục đích của mô hình ủ phân hữu cơ từ rác, phế phẩm nông nghiệp ở nông hộ, do Hội ND tỉnh Sóc Trăng phối hợp Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện.

Đó là ý kiến của hầu hết các đại biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong lĩnh vực nông nghiệp được tổ chức ngày 19.10 tại Hà Nội.