Khi rau và hoa trồng chung một nhà kính

Luân canh rau với hoa trong nhà kính, nhà nông Cao Minh Chí (Đất Mới, phường 7, Đà Lạt) thu lãi 1 tỷ đồng/ha/năm
Làm thuê và mơ một luống đất trồng rau
Bên luống rau và hoa luân canh trong nhà kính công nghệ cao, tọa lạc tại khu vực Đất Mới, phường 7, Đà Lạt, nhà nông Cao Minh Chí nói đây là mảnh đất ông từng làm thuê, giờ thuộc quyền sử dụng của gia đình ông. Ba mươi mấy năm trước, vì hoàn cảnh gia đình, ông học chưa hết lớp 9 phải nghỉ hẳn để vào đời cuốc đất, nỉa đất, làm cỏ, bón phân, bơm thuốc, thu hoạch, vận chuyển rau…
Cho những chủ vườn sản xuất ngoài trời. “Hồi đó một ngày công lao động được chi trả số tiền chỉ tương đương một ký gạo, nhưng đi xin việc làm thuê vô cùng khó khăn. Phải năn nỉ nhiều nơi, may mắn một tháng mới có người thuê 15 - 20 ngày.
Không như bây giờ, tôi phải đi tìm nhiều ngày mới thuê được một vài lao động làm rau, hoa thời vụ, dù mức lương chi trả đâu gọi là thấp nữa - từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng - không kể bao ăn bữa trưa và các bữa ăn giữa buổi sáng, chiều…” - ông Chí “ăn cơm mới, nói chuyện cũ”.
Cũng theo lời kể ông Chí, làm nghề nông hơn 3 thập niên trước chủ yếu cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau từ thực tế sản xuất trên đồng. Kiến thức khoa học kỹ thuật hầu như tiếp cận rất hạn chế do điều kiện khách quan bấy giờ. Tuy nhiên, dù năng suất rau chưa cao, thị trường tiêu thụ còn hẹp, nhưng đã tạo ra những nông sản giá trị đặc trưng của miền ôn đới, nên nghề nông Đà Lạt vẫn là sự lựa chọn ưu tiên với thanh niên Cao Minh Chí lúc đó. “Cảm thấy tương lai có thể tạo lập cuộc sống ổn định với nghề nông Đà Lạt, những năm tháng làm thuê, tôi luôn mơ ước có đủ một khoản tiền để chỉ mua những luống đất nho nhỏ canh tác riêng cho mình…”.
Một nhà kính, nhiều loại rau và hoa
Mãi đến đầu những năm 2000, ông Chí mới xoay xở mua được 0,4ha đất ở vùng Đất Mới, phường 7, Đà Lạt để lên luống trồng đậu Hà Lan. Mấy năm sau đó, một doanh nghiệp Đài Loan tìm đến đây thiết lập các hợp đồng trồng rau Pó xôi, ông Chí là một trong những hộ nông dân được liên kết đầu tiên.
Niềm yêu thích nghề nông và tinh thần chịu thương, chịu khó đã giúp ông Chí nắm bắt khá nhanh kỹ thuật mới chuyển đổi canh tác từ 0,4ha cây đậu Hà Lan tiêu thụ nội địa sang trồng cây rau Pó xôi xuất khẩu qua Đài Loan, mở hướng đột phá đi lên. Rồi đến đầu năm 2010, trên diện tích 0,4ha này, ông Chí chính thức xây dựng và đưa vào sử dụng nhà kính công nghệ cao sản xuất rau Pó xôi, xà lách lô lô luân canh với các loại hoa cẩm chướng, đồng tiền, cát tường… Đến nay, biện pháp luân canh trong nhà kính này đã được ông Chí mở rộng lên hơn 1ha, hàng năm thu lợi nhuận trên dưới 1 tỷ đồng.
Hiện tại, các doanh nghiệp Đài Loan đã hết nhu cầu thu mua rau Pó xôi, nhà nông Cao Minh Chí chọn hướng sản xuất theo xu hướng chung của thị trường trong nước. Với hệ quả được mùa, mất giá và được giá, mất mùa đã từng vấp phải của nghề nông lâu năm, ông Chí triển khai sản xuất theo lịch thời vụ chuẩn xác để tránh thời điểm thu hoạch các loại rau, hoa vào mùa chính.
Như từ rằm tháng chạp năm trước đến rằm tháng giêng năm sau, ông Chí chỉ cơ cấu trồng các loại cây hoa để thu hoạch với số lượng vừa phải; hoặc 2 tháng kể từ sau ngày rằm tháng giêng, sản lượng thu hoạch cây hoa phải chiếm phần lớn so với sản lượng cây rau trong cùng một nhà kính.
Bên cạnh đó, để phòng trừ những mầm bệnh bùng phát trong quá trình sản xuất luân canh, khi xuống giống trồng các loại rau, hoa vụ mới, phải tiến hành trước hoặc sau thời gian giao mùa giữa mùa khô sang mùa mưa và ngược lại. Đây là những bài học mà ông Chí đã sàng lọc qua hàng chục năm làm nghề nông, và thực tế đã mang về doanh thu sản xuất rau, hoa hàng tháng của ông luôn đạt tốp cao dẫn đầu trong vùng Đất Mới, phường 7, Đà Lạt.
Bây giờ, bên trong nhà kính trồng rau, hoa luân canh của nhà nông Cao Minh Chí (Đất Mới, phường 7, Đà Lạt) đã tự động hóa hoàn toàn các hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân, trở thành địa điểm trao đổi kỹ thuật sản xuất, xây dựng các đầu mối tiêu thụ. Hơn 40 hộ nông dân thành viên đã đồng thuận bầu ông Cao Minh Chí làm Tổ phó Tổ Hợp tác Đất Mới.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh thì từ đầu tháng 8 đến nay phát hiện tôm chết hàng loại do dịch bệnh đốm trắng do vius và hội chứng gan tụy của 138 hộ nuôi tại 6 xã của huyện Kỳ Anh và xã Xuân Yên ở huyện Nghi Xuân.

Phát huy lợi thế đồi rừng, gần đây, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn xã Yên Phú (Hàm Yên, Tuyên Quang) đã phát triển nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn đen lai lợn rừng của bà con nông dân thôn 7 Thống Nhất.

Anh Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện các vườn quýt trên địa bàn xã đang bước vào đợt hái tuyển trái non.

Những năm qua, ở Bạc Liêu, mô hình luân canh tôm - lúa được nông dân các vùng chuyển đổi của tỉnh như Phước Long, Hồng Dân... áp dụng rất thành công. Mô hình này được khẳng định là hướng sản xuất bền vững, góp phần làm ổn định sinh thái đồng ruộng, cải thiện thu nhập cho nông dân.

Hiện rải rác ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... cá tai tượng nuôi đang gặp phải dịch bệnh chết hàng loạt. Quan sát thực tế cho thấy đa số cá trước khi chết thường bơi lờ đờ trên mặt nước, có những đốm loét ở miệng, mang và đuôi, bụng trướng nước, mật sưng to