Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận

Vùng đất Ninh Thuận quanh năm khô hạn thường xuyên, tưởng khó có thể làm giàu từ canh tác, chăn nuôi. Nhưng bằng cơ cấu vật nuôi hợp lý, nhờ được hỗ trợ nguồn vốn kịp thời, Ninh Thuận đã thành một địa phương có nghề chăn nuôi dê, cừu phát triển nhất cả nước.
200 triệu đồng và 10 ha đất khô hạn
Hộ anh Nguyễn Xem (thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) là gia đình điển hình chăn nuôi đúng hướng, phát triển kinh tế bền vững, vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương của mình. Trên cánh đồng khô hạn với diện tích rộng 10ha, anh đã chăn nuôi thành công thu nhập trên 50 triệu đồng/năm.
Anh Xem cho biết, trước kia, kinh tế gia đình còn khó khăn, rẫy nhà rộng đến 10ha nhưng không có nước tưới, không có vốn đầu tư, anh đành “để vậy”. Năm 2008, nhờ sự giúp đỡ của Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn, anh vay được 200 triệu đồng phát triển chăn nuôi dê, cừu.
Những ngày đầu, việc chăn nuôi cũng rất chật vật. Nhưng nhờ kiên trì, đến nay trang trại của anh đã thu lại lợi nhuận khá cao. Hiện trang trại của anh Xem có 210 con cừu, 100 con dê. Anh bán từ 2 – 2,5 triệu đồng/con cừu giống, 80.000 đồng/kg cừu thịt và 100.000 đồng/kg thịt dê, cho thị trường chủ yếu là TP.HCM. Mỗi năm anh Xem lãi ròng 50 triệu đồng.
“Dê, cừu rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với khí hậu nắng nóng. Thức ăn của chúng là cây cỏ, lá nho, lá táo và các cây tạp trên đồi núi, nói chung cũng dễ kiếm” - anh Xem cho biết. Sau khi trả nợ vay ngân hàng, anh xây được căn nhà khang trang. Hai con đầu của anh đã đỗ đại học.
37 tỷ đồng cho phát triển chăn nuôi dê, cừu
Nhiều năm qua, Ngân hàng NNPTNT Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận đã nỗ lực tạo điều kiện giúp cho hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn để phát triển chăn nuôi gia súc, tập trung vào dê, cừu. Đến nay, số lượng dê, cừu trên địa bàn toàn tỉnh đã không ngừng phát triển và nhiều nhất cả nước.
Ông Trần Văn Thủy – Giám đốc Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tại huyện Ninh Phước, cho biết: Tính đến nay, ngân hàng đã cho vay 37 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi dê, cừu ở địa phương. Ngân hàng còn dành nguồn vốn không nhỏ cho 1.000 hộ nông dân vay chăn nuôi heo. Đời sống của người dân từ khi có nguồn vốn của ngân hàng đã nâng lên rõ rệt.
Theo báo cáo của Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh tỉnh Ninh Thuận, việc thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đang thực hiện một cách có hiệu quả tại ngân hàng.
Doanh số cho vay từ năm 2010 – 28.2.2013 là 455 tỷ đồng, với 3.710 lượt khách hàng. Dư nợ cho vay chăn nuôi 155 tỷ đồng. Cho vay thông qua sổ vay vốn tổ nông dân là 638.909 triệu đồng/28.301 thành viên - (Nguồn Ngân hàng NNPTNT Việt Nam, Chi nhánh Ninh Thuận).
Có thể bạn quan tâm

Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm)

Niên vụ cà phê 2014-15 mới qua. Một năm mua bán mới vừa bắt đầu. Nhìn lại hoạt động một năm qua, Hiệp hội Cà phê & Ca Cao Việt Nam cho rằng đây là một niên vụ cà phê “đau buồn”. Thử tìm hiểu lý do vì sao.

Ông Võ Thành Đô, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm - thủy sản và nghề muối cho biết, từ nay đến năm 2020 và định hướng 2030, cả nước chưa cần xây dựng thêm các cơ sở chế biến mới càphê, hồ tiêu, chỉ chú trọng đầu tư bổ sung,...

Vị Xuyên là một trong 3 huyện trọng điểm phát triển cây cam sành của tỉnh Hà Giang. Theo kế hoạch, năm 2015, huyện sẽ trồng mới 200ha cam sành. Trong tháng 7 và tháng 8, Vị Xuyên đã trồng mới được 150ha cam sành trên địa bàn 9 xã, thị trấn, nâng tổng diện tích cam sành lên 480ha.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông đến từ các huyện trong tỉnh.