Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi con tôm càng xanh gặp khó

Khi con tôm càng xanh gặp khó
Ngày đăng: 18/04/2015

Là loại thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, tôm càng xanh từ lâu đã mang đến “hy vọng” cho nông dân. Nhiều gia đình khấm khá hẳn lên nhờ phong trào nuôi tôm càng xanh mùa lũ. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện của hơn mười năm trước. Là người gắn bó với vuông tôm ngót chục năm, ông Lê Công Danh (ngụ xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú), kể: “Ngày trước, chỉ riêng địa bàn xã này cũng đã có vài chục hộ nuôi tôm càng xanh theo kiểu đăng quầng.

Thời điểm đó, chúng tôi nuôi tôm chủ yếu dựa vào mùa lũ nên mỗi năm chỉ khai thác một vụ. Giá tôm lúc đó rất cao nên sau mỗi vụ tôm, nông dân lãi vài chục triệu đồng là chuyện thường”.

Điểm đặc biệt khiến tôm càng xanh nuôi theo hình thức đăng quầng được thị trường ưa chuộng là chất lượng thịt thơm ngon. Do tôm được ở trong môi trường nước lũ nên chất lượng thịt tương đồng với tôm tự nhiên. “Lúc đó, rất nhiều anh em cùng tham gia nuôi tôm nên sản lượng tôm thu hoạch khá lớn. Chúng tôi cùng liên kết lại bán ra thị trường TP. Hồ Chí Minh, nghe nói còn mang đi xuất khẩu. Nhưng từ khi thực hiện sản xuất vụ 3, mô hình này cũng “tuyệt chủng” theo con nước lũ” - ông Danh nhớ lại.

Không dựa vào lũ, nông dân lại dựa vào kỹ thuật. Nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm trong vuông bằng việc áp dụng kỹ thuật nghiêm ngặt từ công đoạn chuẩn bị ao nuôi, con giống, thức ăn cho đến cách thay đổi nguồn nước trong vuông. Đặc biệt, những năm gần đây, kỹ thuật lai tạo tôm càng xanh toàn đực đã đạt được hiệu quả nhất định, góp phần làm tăng năng suất sau mỗi vụ thu hoạch. Tuy nhiên, sự phấn khởi chỉ dừng lại ở đây, trong khi khâu sau cùng và quan trọng nhất của mô hình này là đầu ra thì nông dân hoàn toàn “chịu thua”.

“Hiện tại, tôi nuôi 2 héc-ta tôm càng xanh với số vốn bỏ ra cho con giống gần trăm triệu đồng. Đó là chưa kể đến thức ăn, nhân công, chi phí xử lý vuông nuôi... tính ra cũng ngót nghét hai trăm triệu đồng mỗi vụ. Vì chi phí cao nên hiện nay không còn nhiều hộ gắn bó với con tôm càng xanh, trong xã chỉ có 4 - 5 gia đình còn giữ vuông tôm” - ông Danh thật tình.

Hơn ai hết, ông Danh hiểu nguyên do khiến nông dân hết “mặn” với con tôm càng xanh, bản thân ông cũng gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi tôm đến vụ thu hoạch. Không có đầu ra ổn định, nông dân phải “tự bơi”. Ông Danh và những nông dân khác chỉ biết tìm đến những thương lái tiêu thụ nhỏ lẻ. Theo lời ông, mỗi tháng ông chỉ bán tôm được 2 đợt, chủ yếu là “ăn theo” thời điểm người dân tổ chức tiệc cưới.

“Những ngày người ta tổ chức cưới gả nhiều thì tôm mới có giá. Mỗi đợt, thương lái tới cân vài trăm ký, cũng có khi vài chục ký nhưng mình cũng phải bán. Giá tôm thời điểm đó khoảng 230.000 - 240.000 đồng/kg nhưng họ chỉ lựa tôm có trọng lượng đạt yêu cầu (khoảng 20 con/kg). Những con còn nhỏ buộc phải nuôi tiếp. Vốn đầu tư bỏ ra nhiều nhưng lúc thu lại chỉ “lượm bạc cắc” thì ai mà không nản” - ông Nguyễn Văn Tạo, hộ nuôi tôm cùng xã, bộc bạch.

Yêu cầu bức thiết hiện nay là tìm đầu ra ổn định cho tôm càng xanh. Dù nông dân có áp dụng kỹ thuật tốt và nguồn tôm giống đảm bảo chất lượng nhưng đầu ra không ổn định thì mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. “Chúng tôi chỉ mong các ngành, các đơn vị chuyên môn tìm được đầu ra ổn định, giúp nông dân tháo gỡ khó khăn, tiếp tục gắn bó với con tôm càng xanh” - ông Tạo mong mỏi.


Có thể bạn quan tâm

Cải Tạo Đàn Bò Bằng Giống Bò Brahman Cải Tạo Đàn Bò Bằng Giống Bò Brahman

Đàn bò của tỉnh Yên Bái hiện có trên 18.000 con. Số lượng đầu đàn đang giảm dần qua từng năm. Không chỉ suy giảm về mặt số lượng mà chất lượng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề này, việc bổ sung những giống mới vào là rất cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành cải tạo đàn bò bằng giống bò Brahman.

22/09/2014
Đánh Giá Hiệu Quả Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Balasa N01 Trong Chăn Nuôi Heo Đánh Giá Hiệu Quả Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Balasa N01 Trong Chăn Nuôi Heo

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.

22/09/2014
Ba Tri (Bến Tre) Dịch Chuyển Vùng Chăn Nuôi Bò Sang Các Xã Cánh Đông Ba Tri (Bến Tre) Dịch Chuyển Vùng Chăn Nuôi Bò Sang Các Xã Cánh Đông

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre) trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi bò của huyện, giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

22/09/2014
Thành Công Từ Niềm Đam Mê Thành Công Từ Niềm Đam Mê

Anh Giang Mạnh Tuấn (sinh năm 1982) cư ngụ phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương), thuê đất ở phường Hiệp Thành và Phú Mỹ để làm rau thủy canh. Đến xem vườn rau của anh Tuấn, nhiều người khen ngợi cách làm mới, hiệu quả của anh.

22/09/2014
Mua 35 Tép Hạt Giống Ớt, Ươm Không Nảy Mầm 1 Hạt Mua 35 Tép Hạt Giống Ớt, Ươm Không Nảy Mầm 1 Hạt

Ngày 18-9, đại diện Công ty TNHH C.N (TP. Hồ Chí Minh) đã xuống hỗ trợ 35 tép hạt giống và 500.000 đồng/hộ cho nông dân trồng ớt Nguyễn Văn Nguyên (Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) và Lê Văn Gấm (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang).

22/09/2014