Khảo Nghiệm Tập Đoàn Giống Cho Vụ Đông

Theo đó tập trung khảo nghiệm các loại cây trồng như sau: Các giống lạc mới (L20, shán dầu- 30, TB25, BVTV1), lấy L14 làm đối chứng; 4 giống đậu tương (DT12, DT13, DT2601) lấy DT22 đối chứng; 3 giống bắp cải (Caakacr1, Caakacr2, Green heat) và khảo nghiệm 9 giống khoai lang (D1, K51, KB1, TB1, VA5, VA6, BV1, J1, DT2). Đề tài đã áp dụng quy phạm khảo nghiệm 10TCN-558 do Bộ NN-PTNT ban hành và phương pháp của Viện lúa Quốc tế IRRI.
Các đề tài khảo nghiệm tập đoàn giống cây trồng vụ đông được triển khai tại xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân) và xã Yên Hồ (Đức Thọ). Các giống lạc L20, Shán dầu-30, TB 25, BVTV1 qua đánh giá thực tế cho thấy, đây là những giống có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt, năng suất thực thu của các giống như sau: L20 đạt 22 tạ/ha, tăng so với giống đối chứng 4 tạ/ha; Shán dầu-30 đạt 22,3 tạ/ha, tăng 4,7 tạ/ha so với giống đối chứng; 2 giống còn lại (BT25 đạt 14 tạ/ha và BVTV1 đạt 10 tạ/ha), thấp hơn đối chứng.
Từ kết quả trên cho thấy giống lạc L20, Shán dầu-30 có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt cả 2 giống đều có khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt, đốm đen, chết cây, héo xanh... hơn các giống khác. Đề tài khảo nghiệm một số giống đậu tương qua theo dõi cho thấy các giống này đều có thời gian sinh trưởng ngắn (83-88 ngày), năng suất biến động từ 9,8-16,1 tạ/ha, trong đó có 2 giống (DT13 và DT22) có năng suất cao nhất: 14,3-16,1tạ/ha.
Đây là 2 giống rất có triển vọng để mở rộng ra sản xuất vụ đông tại Hà Tĩnh. Đối với đề tài khảo nghiệm một số giống bắp cải sau quá trình theo dõi tại điểm trình diễn đã thu được kết quả như sau: Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là Green heat (115 ngày), ngắn nhất Caakacr2 (106 ngày) và đây cũng là giống cuốn sớm nhất (68 ngày), chịu thích hợp với vùng nhiệt độ tại điểm khảo nghiệm. Qua theo dõi về năng suất cho thấy 3 giống đều có đường kính bắp, chiều cao đóng bắp gần tương đương như nhau, giống có đường kính lớn nhất là Caakacr2 (14,3cm) và cũng cho năng suất cao nhất 42,3 tấn/ha, chống chịu sâu bệnh khá, các giống còn lại chỉ đạt từ 35-37 tấn/ha.
Đề tài khảo nghiệm giống khoai lang, có 9 giống khoai lang có thời gian sinh trưởng từ 120-125 ngày, giống ngắn nhất là K51, KB1: 110 ngày. Về năng suất, giống VA5, TB1, D1, BV1 cho năng suất thân, lá khá cao đạt từ 13,1-14,2 tạ/ha nhưng giống TB1 năng suất củ đạt thấp 5,4 tạ/ha; giống có số củ/dây và trọng lượng củ/dây cao nhất là giống D1 đạt 4,6 củ/dây và trọng lượng đạt 375 g. Các giống J1, BV1, TB1 có chất lượng cao, năng suất trung bình, thời gian sinh trưởng 120-125 ngày có thể mở rộng sản xuất khoai lang thương phẩm.
Có thể khẳng định đề tài khảo nghiệm tập đoàn giống cây trồng vụ đông tại Hà Tĩnh bước đầu đạt kết quả khả quan. Đề tài đã xác định được một số chỉ tiêu: Thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu, năng suất thực thu, hiệu quả kinh tế... của từng đối tượng cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 1/2012, Hội Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) triển khai dự án “Chăn nuôi bò sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường” cho 18 hộ nông dân tại ấp Bắc Trang 2. Đến nay, dự án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.

Hơn một tuần nay, cá dìa con có kích thước bằng hạt dưa và lớn hơn xuất hiện dày đặc tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tập trung chủ yếu tại khu vực dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam).

Giá cả lên xuống bấp bênh, chi phí đầu tư cao, tốn nhiều công chăm sóc, năng suất thấp... cây ca cao đang bị nông dân nhiều nơi trong tỉnh phá bỏ để trồng những loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ngày 7/8, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang tổ chức thả 80 ngàn con cá sặc rằn, 20 ngàn con cá rô và mè vinh trên diện tích 1 ha thuộc 7 hộ dân ở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Trung. Đây là mô hình nuôi luân canh cá - lúa, đối tượng sặc rằn là chính được đưa vào nuôi thí điểm ở huyện Cái Bè.