Khánh thành vùng chăn nuôi bò sữa Hà Nam

Vùng có quy mô 66 ha, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của dự án “Phát triển ngành sữa bền vững tại Việt Nam” hợp tác giữa tỉnh Hà Nam và Chính phủ Hà Lan.
Dự kiến đến cuối năm 2018, vùng chăn nuôi này sẽ có khoảng 50 trang trại chăn nuôi bò sữa, SX tối thiểu 7 triệu kg sữa/năm và tạo việc làm cho người lao động.
Ông Trần Quốc Huân, Phó TGĐ FrieslandCampina Việt Nam cho biết, giải pháp hiệu quả tốt nhất đối với DN SX sữa là chăm lo phát triển vùng nguyên liệu. Do đó, Cty chọn cách đi về vùng nông thôn, đến với những người nông dân nuôi bò sữa, giúp bà con tiếp cận KHKT, nguồn vốn và thị trường…
Có thể bạn quan tâm

Thông tin trong thời đại hiện nay không thể nói là khan hiếm và khó cập nhật. Nhưng sản xuất và thị trường tiêu thụ nông sản đều có tính thời vụ nhiều nên việc cập nhập không kịp thời khiến người sản xuất không nắm được tín hiệu của thị trường để chủ động điều tiết. Doanh nghiệp được trông đợi là người chắp mối giữa thị trường và sản xuất.

Xã Long Thới có diện tích trồng dừa lớn nhất huyện Chợ Lách (Bến Tre), với 257ha trồng dừa, chiếm khoảng 25%. Cây dừa gắn bó với nông dân ở đây khá lâu, hầu hết đều có độ tuổi vài chục năm.

Biết anh Nguyễn Hoàng Tùng xã Đình Dù (Văn Lâm - Hưng Yên) qua một cuộc hội thảo của ngành nông nghiệp. Chúng tôi bị lôi cuốn bởi niềm đam mê trồng rau thủy canh của anh.

Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) luôn chú trọng tập huấn kỹ thuật trồng rau và chuyển giao công nghệ mới cho người dân. Nhờ vậy, nhiều người dân trong xã ngày càng có thu nhập cao, đời sống ổn định.
Để trồng thâm canh theo hướng bền vững thì người trồng cần có chế độ canh tác hợp lý. Cây mì nếu trồng liên tiếp nhiều vụ mà không có biện pháp cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu, khô cằn, chứa nhiều nấm, bệnh gây hại.