Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm 5.000 Tấn/năm

Sáng qua 27/11, Cty CP Thủy sản Trung Sơn đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy (NM) chế biến Thủy sản Trung Sơn (ảnh) tại ấp Bãi Ớt, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, Kiên Giang.
NM được xây dựng trên diện tích gần 5 ha (giai đoạn 1), trong đó nhà xưởng 18.600 m2, được lắp đặt thiết bị tiên tiến nhất do Mỹ, Nhật Bản và châu Âu chế tạo, với tổng vốn đầu tư trên 170 tỷ đồng, công suất chế biến 5.000 tấn tôm thành phẩm/năm, tạo việc làm cho 750 lao động, doanh thu XK khoảng 50 - 60 triệu USD.
Dự kiến giai đoạn 2, NM sẽ nâng công suất lên 10.000 tấn/năm, doanh thu xuất khẩu tương ứng 110- 120 triệu USD, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nuôi trồng, chế biến XK tôm của tỉnh Kiên Giang.
Cty CP Thủy sản Trung Sơn đang có vùng nuôi tôm công nghiệp ngay cạnh NM chế biến với diện tích 840 ha, đáp ứng tốt nguồn nguyên liệu tươi sống phục vụ chế biến. Trong chiến lược phát triển, Cty Trung Sơn tại Kiên Giang đầu tư 3 khu nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.650 ha.
Dự kiến giai đoạn 2015-2016, Cty sẽ đầu tư xây dựng trung tâm SX giống tôm sạch bệnh công suất 1,5 tỷ con/năm và NMSX thức ăn cho tôm công suất 20.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu của đơn vị cũng như cung cấp cho người dân trong vùng.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn đánh giá cao những dự án đầu tư của Cty CP Thủy sản Trung Sơn tại Kiên Giang. Qua đó đã góp phần mở rộng diện tích cũng như sản lượng tôm nuôi của tỉnh (năm 2014 dự kiến toàn tỉnh đạt 90.000 ha, sản lượng 51.000 tấn).
Việc khánh thành và đưa vào hoạt động NM chế biến tôm Trung Sơn sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng, đóng góp vào kim ngạch XK thủy sản chung của toàn tỉnh.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/khanh-thanh-nha-may-che-bien-tom-5000-tan-nam-post135245.html
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể.

Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã có trên 5.300 ha/6.600 hộ được cấp giấy chứng nhận. Đây là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp và đông đảo nông dân. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa này đang chứa đựng nhiều thách thức, đến từ phía người trồng thanh long…

Ngày 11.6, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cảnh báo số vụ rau quả vi phạm chất lượng xuất khẩu sang các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày càng gia tăng.

Trong thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 6 lần so với trồng bắp.

"Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới nhưng người nuôi trồng vẫn còn quá khổ". Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá như vậy tại hội nghị “Tìm giải pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi” do Bộ NN-PTNT tổ chức ở TPHCM ngày 6-12