Khánh Sơn (Khánh Hòa) tập trung phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

Trong số 3 phương án phát triển kinh tế được nêu tại quy hoạch, đa số đại biểu thống nhất chọn phương án 2. Theo đó, lĩnh vực nông nghiệp sẽ tập trung phát triển cây ăn quả, đặc biệt các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Sơn Bình; phát triển mạnh các ngành dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tín dụng nhân dân... Đẩy mạnh các hoạt động giao thương với bên ngoài, gia tăng sức mua thị trường trong huyện…
Tại hội thảo, tổ tư vấn phản biện và các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến để bản quy hoạch hoàn thiện hơn. Đồng thời đề xuất UBND tỉnh cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng trên toàn huyện và có chính sách ưu tiên thu hút vốn đầu tư của xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Theo Dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn (RNM) ven biển giai đoạn 2011 - 2015 của Sở NNPTNT Khánh Hoà thì toàn tỉnh sẽ trồng mới 600ha RNM, nâng tổng diện tích RNM tập trung lên 625ha.

Xã Bình Khê vốn là vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất của huyện Đông Triều, riêng diện tích trồng vải của xã là 500 ha. Những năm được mùa vải như năm 2011, sản lượng đạt khoảng 5.000 - 6.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch càng lớn thì nỗi lo “được mùa - mất giá” lại càng nhiều. Giá bán vải quá thấp chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg

Mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả ở Đại Đức (Hải Dương) đem lại hiệu quả kinh tế khá, đời sống người dân được cải thiện...

Giá cá tra ở ĐBSCL sau ba tháng giảm, một tháng cầm cự, từ đầu tháng 10/2011 tiếp tục tăng mạnh lên 27.000 đồng/kg cá loại 1 và các nhà máy chế biến xuất khẩu lại trở nên sôi động

Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn