Khánh Hòa Trồng Măng Cụt Trái Vụ Cho Thu Nhập Cao

Tại huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã có nhiều hộ đầu tư trồng cây măng cụt, số hộ trồng loại cây này không ngừng tăng lên theo từng năm. Việc trồng ồ ạt làm cho giá thành giảm, các thương lái ép giá dẫn tới người trồng ít có lãi hoặc bị lỗ. Chính vì vậy cần có những cách làm hay, hiệu quả để đem lại kinh tế ổn định lâu dài cho nông dân.
Mới đây, ông Ngô Hữu Trị (thôn An Ninh, xã Diên An, huyện Diên Khánh Hòa) đã trồng cây măng cụt và nghiên cứu cho ra hoa trái vụ cho thu nhập cao.
Dạo quanh vườn măng cụt với hơn 80 gốc măng cụt vừa thu hoạch ông Trị phấn khởi cho biết, cây măng cụt là loại cây rất ưa nước, ông đã mua sách, báo và tìm hiểu thông tin của các hộ làm măng cụt, sau khi nghiên cứu kỹ càng ông đã tìm tòi cho ra hoa trái vụ nên giá thành bán ra thị trường tăng từ 10 – 15% so với vụ chính.
Năm 2004, ông Trị mua 100 cây giống măng cụt để trồng, nhưng khi mua giống về một số hộ xung quanh đã xin gần 20 cây, số còn lại ông trồng ngoài vườn. Do chưa am hiểu về kỹ thuật nên ông để cho ra quả tự nhiên, số quả măng cụt ra nhiều nhưng giá rất thấp.
Thấy vậy, ông mày mò tìm ra bí quyết cho măng cụt ra hoa trái vụ, ông được xem là người “độc nhất vô nhị” trên địa bàn xã cho măng cụt ra quả trái vụ. Hiện trong vườn của ông có hơn 80 gốc măng cụt, có những cây cao gần 2m, tán lá sum suê và đem lại kinh tế rất hiệu quả.
Ông Trị cho biết, vụ vừa rồi ông vừa bán với giá rất cao 50.000 – 60.000 đồng/kg, ước tính vườn măng cụt của gia đình ông mỗi năm sẽ cho thu hoạch từ 3 - 4 tấn quả, với giá bán trên 50.000 đồng/kg, mỗi năm cho lãi gần 100 triệu đồng, so với các loại cây khác cây măng cụt trái vụ cho thu nhập gấp 2 lần.
Ông Trí chia sẻ kinh nghiệm làm như sau: đối với vụ chính người nông dân thường hay cho ra hoa từ đầu tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch trở đi chính vì vậy giá không được cao, sâu bệnh nhiều.
Riêng ông đã áp dụng các biện pháp bón phân NPK (20 – 20- 15, kết hợp với phân hữu cơ), tỉa bỏ những cành yếu ớt, bị sâu bệnh, phát dọn cỏ dại xung quanh, khoan vun đất xung quanh cây để tiện bón phân và tưới nước, cho ra hoa vào đầu tháng 1 âm lịch là thời gian tốt nhất, trồng cây cách cây từ 7 – 9m, nếu trồng quá dầy cây chậm phát triển nhiều sâu bệnh, nếu ít cây thì năng suất không được cao, nếu chăm sóc kỹ từ 6-7 năm cây sẽ cho thu hoạch quả, tuổi thọ của cây rất dài, mỗi năm cây cho ra hoa một lứa.
Chứng minh cho chúng tôi thấy, ông nói “Tôi vừa thu hoạch bán gần hết vườn măng cụt với giá từ 50.000 – 60.000 đồng/kg, còn hiện nay một số bà con đang cho thu hoạch rộ nhưng chỉ bán được với giá giao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg”.
Vừa trồng măng cụt, ông vừa trồng thêm một số cây bưởi, chuối, chanh và cho thu nhập thêm gần 10 triệu đồng/năm. Ông khoe với chúng tôi “Vườn cây ăn quả này tôi dưỡng già vô tư không cần các con của tôi chu cấp tiền, cây này cho ra trái vụ vừa hạn chế được sâu bệnh phá hoại, vừa tăng thêm kinh tế gia đình, đảm bảo được sức khỏe của người tiêu dùng”.
Ông Nguyễn Lầu – Chủ tịch Hội nông dân xã Diên An cho biết, trên địa bàn có khoảng 10 hộ trồng cây măng cụt, với diện tích khoảng 2ha. Tuy nhiên, số hộ trồng loại măng cụt cho ra trái vụ rất hiếm, cần phải có thời gian đầu tư nghiên cứu kỹ thuật này, măng cụt cho ra trái vụ cho thu nhập rất cao, trung bình mỗi cây cho ra từ trên 150kg quả. Hội cũng khuyến khích phương pháp làm trái vụ và đề nghị ông nhân rộng, hướng dẫn kỹ thuật cho một số hộ nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu trên địa bàn xã. Ông Hải cho biết: Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi lợn thả vườn. Song công việc chăn nuôi lợn vất vả, giá thức ăn tăng cao mà giá bán, đầu ra không ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi sang nuôi hươu.

Anh Nguyễn Tấn Khanh, ngụ ở ấp 3 - xã Bình Thới (Bình Đại - Bến Tre) là nhân viên quản lý cửa hàng Quang Minh - chuyên cung cấp thức ăn và thuốc nuôi trồng thủy sản. Tuy bộn bề công việc nhưng với sự nhạy bén, chịu khó học hỏi, anh đã mạnh dạn đầu tư trên 170 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua kỳ đà giống về nuôi.

Niên vụ trước, bước vào đầu vụ thu hoạch, giá cà phê là 42.000 đồng/kg. Song năm nay, giá đột ngột giảm 6.000-7.000 đồng/kg xuống còn 34.000 đồng/kg. Đây là mức giá cà phê thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Lãnh đạo Chi cục Thú y vừa cho biết, có 4 ao nuôi cá mú của hai hộ thuộc Hợp tác xã Diêm Hải xã Thạch Bàn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) bị chết, nguyên nhân được xác định là do bệnh virus gây hoại tử thần kinh (Viral Betanodavirus Nervous Necrosis Viral). Ước tính thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.