Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Hòa Khảo Nghiệm Giống Lúa Chịu Hạn

Khánh Hòa Khảo Nghiệm Giống Lúa Chịu Hạn
Ngày đăng: 26/06/2014

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn (GLCH) theo đơn đặt hàng của Viện BVTV. Đây là tín hiệu vui cho các vùng sản xuất lúa bấp bênh, nhất là tại 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Đang khảo nghiệm

Vụ Hè Thu năm nay, Chi cục BVTV triển khai khảo nghiệm 2 GLCH là LCH-37, LC 93-2 tại 2 xã Vĩnh Hiệp và Vĩnh Thạnh (TP. Nha Trang) với diện tích 1.500m2. Hiện nay, các ruộng khảo nghiệm lúa đang phát triển tốt, các giống này đều sản xuất theo quy trình 1 phải, 5 giảm.

Năm 2013, khi thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn và khảo nghiệm bộ GLCH thích ứng với vùng duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu”, Viện BVTV đã chọn tỉnh Khánh Hòa làm điểm. Bộ giống lúa gồm 6 giống, được đánh mã số từ 1 đến 6 do Viện BVTV cung cấp và giống VD 20 (giống lúa thuần của địa phương) được chọn làm giống đối chứng.

Mục tiêu của Đề tài là chọn ra GLCH ngắn ngày, có chất lượng thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng duyên hải miền Trung, nhằm thay thế những giống lúa thịt cũ, thoái hóa, nhiễm sâu bệnh...

Kỹ sư Lê Quang Vịnh - chủ nhiệm Đề tài cho biết, kết quả khảo nghiệm được đánh giá đầy đủ các yêu cầu trên 6 giống lúa.

Về sinh trưởng: các giống tham gia khảo nghiệm đều có khả năng tốt, chịu hạn cao so với giống đối chứng, phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương. Về chống đổ ngã: do thời tiết bất lợi, mưa kèm gió to nên lúa đổ ngã nhiều trong giai đoạn thu hoạch. Trong đó, giống số 6 đổ ngã nhiều nhất với 10%, giống số 1: 8%, giống số 5: 6%. Riêng giống đối chứng đổ ngã 15%.

Về khả năng chịu hạn: các giống khảo nghiệm bị chủ động cắt nước tạo khô hạn nhưng vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, có năng suất cao hơn giống đối chứng. Hầu hết các giống có thời gian sinh trưởng tương đương so với giống đối chứng. Về khả năng chống chịu sâu bệnh: Các giống đều nhiễm sâu bệnh, nhất là nhiễm rầy. Trong đó, giống số 1 mẫn cảm mạnh nhất với thời tiết và sâu bệnh. Giống số 4 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhất.

Về năng suất: các giống đều có năng suất cao hơn giống đối chứng từ 0,8 đến 3 tạ/ha; trừ giống số 2 và 3 có năng suất thấp hơn. Về chất lượng gạo: các giống số 1, 4, 5 và 6 cho chất lượng cơm dẻo, sáng, gạo nở nhiều; riêng giống số 2, 3 có chất lượng cơm cứng, khô, gạo nở nhiều, màu gạo tối.

Từ kết quả trên, Chi cục BVTV đã đề nghị Viện BVTV tiếp tục đưa vào khảo nghiệm các GLCH. Năm 2014, Đề tài được Viện BVTV cho phép triển khai tiếp tục. Các giống được gỡ bỏ mã số, thay vào đó là tên giống gồm: giống LCH 37 (lúa chịu hạn) và LC 93-2 (lúa cạn).

Triển vọng cho các vùng thiếu nước tưới

Khánh Hòa có diện tích lúa cả năm hơn 42.000ha, năng suất trung bình hơn 52 tạ/ha, sản lượng hơn 245.000 tấn. Trong đó, vụ Đông Xuân xấp xỉ 20.000ha, chiếm 42,3% tổng diện tích cả năm, năng suất trung bình 55,85 tấn/ha; vụ Hè Thu hơn 19.000ha, chiếm 40,6% tổng diện tích cả năm, năng suất 55,59 tạ/ha. Ngoài ra, còn có lúa vụ mùa hơn 8.000ha, năng suất trung bình 35,82 tạ/ha.

Theo ông Vịnh, hiện tại, các vùng sản xuất lúa trong tỉnh đều đứng trước thách thức như: năng suất bấp bênh, không ổn định do thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường, nhất là hạn hán đã ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp vào cuối vụ Đông Xuân, đầu Hè Thu, tác động chủ yếu vào thời kỳ làm đòng đến chắc hạt (vụ Đông Xuân) và thời kỳ gieo sạ đến làm đòng, trổ bông, chắc hạt (vụ Hè Thu) làm ảnh hưởng đến lép hạt và mẩy hạt. Từ đó, làm giảm năng suất lúa.

Việc khảo nghiệm cũng như sản xuất GLCH không phải bây giờ mới tiến hành. Theo kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh - Chi cục trưởng Chi cục BVTV, từ năm 1999 đến năm 2005, Khánh Hòa là địa phương sản xuất giống nguyên chủng GLCH (khoảng 30 - 50ha, sản lượng hàng trăm tấn/năm) để Viện BVTV cung cấp cho cả nước.

Các giống chịu hạn được sản xuất gồm: LC 93-1, LC 93-2, LC 93-4. Một số khu vực sản xuất bị thiếu nước như: xã Vĩnh Ngọc (TP. Nha Trang), xã Ninh Sơn (thị xã Ninh Hòa) đã sản xuất các GLCH.

Thời gian tới, Chi cục BVTV sẽ đề nghị với Viện BVTV tiếp tục triển khai, nhân rộng các GLCH tại Khánh Hòa, làm tiền đề chủ động nguồn GLCH thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện các vùng trồng lúa bấp bênh, đặc biệt là 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh để nâng cao năng suất, sản lượng, chống chịu trong điều kiện bất lợi, khô hạn, thiếu nước tưới...


Có thể bạn quan tâm

Cơ sở sản xuất tôm với mật độ cao thắng giải thưởng sáng tạo Cơ sở sản xuất tôm với mật độ cao thắng giải thưởng sáng tạo

Công nhân nuôi tôm tại cơ sở nuôi trồng thủy sản AquaScience trên đất liền ở Natal,Brazil. Cơ sở này được điều hành bởi khu nuôi thủy sản Camanor Produtos Marinhos Ltda.,khu nuôi có mức độ sản xuất cao với phương pháp ít thay nước.

02/11/2015
Thử nghiệm công nghệ mới vì sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam Thử nghiệm công nghệ mới vì sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam

Là một phần quan hệ đối tác với Trung tâm Công nghệ nuôi trồng Thủy Sản Việt Nam Đan Mạch (VIDATEC), DHI và cộng tác viên của chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm sáng tạo công nghệ nuôi trồng thủy sản trong một trang trại kinh doanh nuôi cá trê ở miền Nam Việt Nam.

02/11/2015
Tâm sáng của những chi hội trưởng lão làng Tâm sáng của những chi hội trưởng lão làng

Dù đã vào tuổi xấp xỉ 80, nhưng họ vẫn được hội viên, nông dân (ND) tín nhiệm “bắt” đảm nhận “chức” chi hội trưởng (CHT) chi hội nông dân. Họ trở thành những “già làng” của Hội ND. Với họ, tuổi cao, sức khỏe giảm nhưng nhiệt huyết, uy tín thì không giảm sút.

02/11/2015
Phương thức nuôi mới có thể nâng danh tiếng của cá rô phi từ vực thẳm Phương thức nuôi mới có thể nâng danh tiếng của cá rô phi từ vực thẳm

Nếu bất kỳ loài cá nào có thể sử dụng một số PR tốt thì đó chính là cá rô phi.Giống như một chính trị gia luôn dính vào vụ bê bối, nó bị cho là phá hoại hồ nguyên sơ vì bị nhiễm kích thích tố và gây ra tổn hại dinh dưỡng hơn thịt xông khói.

02/11/2015
Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi

Là một loại rau quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, su su không khó trồng như bạn tưởng. Việc sở hữu một giàn rau quả su su tại nhà là điều mà các nông dân phố hoàn toàn có thể làm được trong tầm tay.

02/11/2015