Khánh Hòa Khai Thác Gần 70.000 Tấn Thủy Sản

Sản lượng này đã đưa năng suất khai thác thủy sản của Khánh Hòa đạt 80% kế hoạch năm.
Tính đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có gần 1.200 tàu đánh bắt xa bờ với hơn 10.000 lao động, được tổ chức thành gần 170 tổ đoàn kết sản xuất an toàn trên biển. Các tổ đoàn kết trên cơ sở quan hệ gia đình, bạn bè, cùng khai thác trên 1 ngư trường và giúp nhau tìm kiếm, cứu nạn.
Tỉnh Khánh Hòa đã thành lập được 6 ngư đội với 45 tàu chuyên câu cá ngừ đại dương tại vùng biển Trường Sa. Các tàu cá đánh bắt xa bờ đều được Nhà nước hỗ trợ các thiết bị liên lạc, phao cứu sinh, thông tin về ngư trường.
Tại vùng biển Trường Sa, các doanh nghiệp công ích cung cấp nước ngọt, lương thực, nhiên liệu, sửa chữa nhỏ... Vì vậy, từ đầu năm đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa đã đạt gần 70.000 tấn, đạt 80% kế hoạch năm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - Lê Đức Vinh cho biết, hoạt động liên kết các tàu cá sẽ giúp tổ chức lại sản xuất trên biển, nâng cao năng suất khai thác.
“Mô hình tổ liên kết với hình thái chuyển dần từ đơn lẻ sang khai thác đông, tổ hợp như thế phân công lao động sẽ hợp lý trở lại trong khai thác này. Cái khó khăn hiện nay là chính sách để các hộ tự nguyện gắn bó với nhau", ông Vinh chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Xuất phát từ thực tế sản xuất chăn nuôi những con vật truyền thống (trâu, bò, gà, lợn…) những năm gần đây gặp rủi ro do dịch bệnh, giá cả bấp bênh..., anh Lê Văn Tập xã Hoằng Thắng huyện Hoằng Hoá đã mạnh dạn chuyển sang nuôi dế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo dự kiến, một trong những nội dung mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội là vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) sau gần 3 năm triển khai thực hiện.

Việc chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang trồng màu dù đã được Chính phủ và Bộ NNPTNT chủ trương thực hiện từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn ì ạch. Thậm chí, diện tích màu đang ngày càng giảm mạnh.

Cải tạo diện tích cà phê vối (cà phê robusta) già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp ghép cành, ghép chồi đang được Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng và các địa phương có diện tích cà phê lớn trong tỉnh quan tâm. Từ kết quả đã đạt được những năm gần đây, Bảo Lâm đang là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về công tác này, và đã xuất hiện không ít mô hình cải tạo cà phê bằng biện pháp này có kết quả cao cả về kinh tế lẫn xã hội.

Có dịp được tận mắt nhìn thấy những ao, đầm nuôi sò huyết của người dân ở vùng Tân Biên, Kiên Giang cho lợi nhuận rất cao, năm 2010 anh Võ Văn Sóng, ấp Cồn Cù, xã Dân Thành (Trà Vinh) quyết định nuôi thử nghiệm con sò huyết trong ao đất. Kết quả qua 3 vụ nuôi đều thành công, mang về cho gia đình lợi nhuận vài chục triệu đồng sau mỗi vụ nuôi.