Khánh Hòa Khai Thác Gần 70.000 Tấn Thủy Sản

Sản lượng này đã đưa năng suất khai thác thủy sản của Khánh Hòa đạt 80% kế hoạch năm.
Tính đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có gần 1.200 tàu đánh bắt xa bờ với hơn 10.000 lao động, được tổ chức thành gần 170 tổ đoàn kết sản xuất an toàn trên biển. Các tổ đoàn kết trên cơ sở quan hệ gia đình, bạn bè, cùng khai thác trên 1 ngư trường và giúp nhau tìm kiếm, cứu nạn.
Tỉnh Khánh Hòa đã thành lập được 6 ngư đội với 45 tàu chuyên câu cá ngừ đại dương tại vùng biển Trường Sa. Các tàu cá đánh bắt xa bờ đều được Nhà nước hỗ trợ các thiết bị liên lạc, phao cứu sinh, thông tin về ngư trường.
Tại vùng biển Trường Sa, các doanh nghiệp công ích cung cấp nước ngọt, lương thực, nhiên liệu, sửa chữa nhỏ... Vì vậy, từ đầu năm đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa đã đạt gần 70.000 tấn, đạt 80% kế hoạch năm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - Lê Đức Vinh cho biết, hoạt động liên kết các tàu cá sẽ giúp tổ chức lại sản xuất trên biển, nâng cao năng suất khai thác.
“Mô hình tổ liên kết với hình thái chuyển dần từ đơn lẻ sang khai thác đông, tổ hợp như thế phân công lao động sẽ hợp lý trở lại trong khai thác này. Cái khó khăn hiện nay là chính sách để các hộ tự nguyện gắn bó với nhau", ông Vinh chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được 50.100 ha tôm nước lợ, đạt 111,3% kế hoạch, trong đó có hơn 14.000 ha bị thiệt hại, chiếm khoảng 28% diện tích thả nuôi, tập trung ở huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu.

Mặc dù ở những tháng cuối năm, nhu cầu cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu sẽ tăng lên nhưng giá cá dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong các tháng còn lại của năm 2015.

Các mặt hàng thực phẩm thủy sản là phải an toàn, chất lượng, đòi hỏi người nuôi thủy sản phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường quốc tế.

"Thủy triều đỏ” (red tide) hay còn gọi hiện tượng “nở hoa nước” (water bloom).

Nhóm tác giả Lý Thị Thanh Loan (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II); Nguyễn Thị Huyền (Trường ĐH khoa học tự nhiên TP.HCM) đã nêu ra một phương pháp xử lý nước thải thủy sản khá hiệu quả, ít tốn kém, đó là ứng dụng thủy sinh thực vật.