Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ

Công ty Yanmar dự kiến đầu tư thí điểm khoảng 180 tàu composite đánh bắt cá ngừ đại dương.
Ngày (2/8), tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yanmar (Nhật Bản) phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy thuộc Trường Đại học Nha Trang khánh thành tàu khảo sát và huấn luyện bằng vật liệu composite Yanmar, đồng thời giới thiệu chương trình hợp tác với ngư dân để nâng cao chất lượng cá ngừ.
Đây là chiếc tàu đầu tiên nằm trong dự án “Nâng cao thu nhập cho ngư dân và phát triển ngành khai thác cá ngừ Việt Nam bền vững” của Công ty Yanmar. Chiếc tàu do Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy sản xuất với thiết kế cùng công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm của Công ty Yanmar.
Chiếc tàu được làm bằng chất liệu composite, có công suất 350 mã lực, vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng, có hệ thống máy tiết kiệm năng lượng, hệ thống bảo quản sản phẩm được thiết kế hiện đại.
Sau khi hạ thủy, tàu đã chạy thử tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa khá ổn định, với tốc độ hơn 11 hải lý/giờ, dự kiến tháng 9 này, sẽ vươn khơi để đánh bắt cá ngừ đại dương. Công ty Yanmar sẽ sử dụng chiếc tàu này để làm tàu mẫu, đồng thời tổ chức huấn luyện, đào tạo ngư dân khai thác cá ngừ theo công nghệ của Nhật Bản.
Sau khi tham quan tàu và xem trình diễn kỹ thuật khai thác cá ngừ, ngư dân Lê Văn Ngọt, ở phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nhận xét: Mặc dù tập quán cũng như hình thức đánh bắt cá ngừ của ngư dân Việt Nam có khác, nhưng hy vọng với thiết kế mới của Nhật Bản, con tàu composite sẽ bảo vệ và nâng cao chất lượng cá ngừ, đẩy giá thành lên cao, đảm bảo ổn định kinh tế.
Công ty Yanmar dự kiến cùng một số đối tác khác đầu tư thí điểm khoảng 180 tàu composite đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu cho 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa theo mô hình công ty đánh cá cổ phần với sự tham gia góp vốn của ngư dân. Đồng thời, doanh nghiệp này sẽ đào tạo kỹ thuật xử lý trong bảo quản và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cá ngừ để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Mục tiêu của dự án này nhằm nâng cao chất lượng sản phẩn, tăng hiệu quả mỗi chuyến biển đồng thời thông qua sử dụng loại tàu có công nghệ mới góp phần làm giảm lượng khí thải, để bảo vệ môi trường. Dự báo, từ năm 2015 sẽ xuất khẩu khoảng 4.500 tấn cá ngừ đại dương hằng năm.
Ông Nguyễn Quang Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và Thẩm định các mẫu tàu cá đánh bắt xa bờ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngư dân Việt Nam trước đây đánh bắt cá ngừ thường bán cho những người thu mua với giá khoảng 50.000 – 70.000 đồng/lg.
“Hiện nay hãng Yanmar nghiên cứu sản xuất theo chuỗi, họ có thể bán ở thị trường Nhật Bản với 200.000 đồng/cân. Việc phân bổ lại phương pháp đánh bắt sẽ tạo cho ngư dân đạt được lợi nhuận thỏa đáng, có khả năng trả được vốn vay đóng tàu”, ông Vĩnh chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều thế mạnh của các tỉnh miền Trung vốn nổi tiếng từ lâu như cà phê, ngọc trai, cao su... đã dần dần trở thành thế yếu. Thậm chí có lúc những thế mạnh này còn trở thành gánh nợ thay vì là chỗ dựa cho người nông dân.

Dọc theo QL50 từ hướng Gò Công về Mỹ Tho (Tiền Giang), mấy ngày nay rất nhiều nông dân mang thanh long từ vườn ra tận mặt đường bày bán và đề giá chỉ 2.000 đồng/kg (ảnh).

Dù đang bước vào thời kỳ thu hoạch rộ nhưng giá nấm mối được bán lẻ tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu hiện dao động 240.000 - 340.000 đồng/kg tùy loại, cao hơn 50.000 đồng/kg so với thời điểm này năm trước.
Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh vừa tổ chức diễn đàn nắm tình hình và tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) trên địa bàn tỉnh.

Thời tiết các tháng đầu năm tương đối thuận lợi, ngư dân tích cực ra khơi bám biển, số tàu thuyền được ngư dân cải hoán công suất và đầu tư ngư lưới cụ ngày càng tăng, hình thức liên kết tổ, đội hoạt động tương đối hiệu quả. Các tàu làm nghề khai thác xa bờ như lưới vây, lưới cản, mành chụp khơi đạt sản lượng khai thác giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như cá thu, cá nục, cá ngừ, mực và các loại khác như cá cơm, ruốc….