Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ

Công ty Yanmar dự kiến đầu tư thí điểm khoảng 180 tàu composite đánh bắt cá ngừ đại dương.
Ngày (2/8), tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yanmar (Nhật Bản) phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy thuộc Trường Đại học Nha Trang khánh thành tàu khảo sát và huấn luyện bằng vật liệu composite Yanmar, đồng thời giới thiệu chương trình hợp tác với ngư dân để nâng cao chất lượng cá ngừ.
Đây là chiếc tàu đầu tiên nằm trong dự án “Nâng cao thu nhập cho ngư dân và phát triển ngành khai thác cá ngừ Việt Nam bền vững” của Công ty Yanmar. Chiếc tàu do Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy sản xuất với thiết kế cùng công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm của Công ty Yanmar.
Chiếc tàu được làm bằng chất liệu composite, có công suất 350 mã lực, vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng, có hệ thống máy tiết kiệm năng lượng, hệ thống bảo quản sản phẩm được thiết kế hiện đại.
Sau khi hạ thủy, tàu đã chạy thử tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa khá ổn định, với tốc độ hơn 11 hải lý/giờ, dự kiến tháng 9 này, sẽ vươn khơi để đánh bắt cá ngừ đại dương. Công ty Yanmar sẽ sử dụng chiếc tàu này để làm tàu mẫu, đồng thời tổ chức huấn luyện, đào tạo ngư dân khai thác cá ngừ theo công nghệ của Nhật Bản.
Sau khi tham quan tàu và xem trình diễn kỹ thuật khai thác cá ngừ, ngư dân Lê Văn Ngọt, ở phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nhận xét: Mặc dù tập quán cũng như hình thức đánh bắt cá ngừ của ngư dân Việt Nam có khác, nhưng hy vọng với thiết kế mới của Nhật Bản, con tàu composite sẽ bảo vệ và nâng cao chất lượng cá ngừ, đẩy giá thành lên cao, đảm bảo ổn định kinh tế.
Công ty Yanmar dự kiến cùng một số đối tác khác đầu tư thí điểm khoảng 180 tàu composite đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu cho 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa theo mô hình công ty đánh cá cổ phần với sự tham gia góp vốn của ngư dân. Đồng thời, doanh nghiệp này sẽ đào tạo kỹ thuật xử lý trong bảo quản và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cá ngừ để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Mục tiêu của dự án này nhằm nâng cao chất lượng sản phẩn, tăng hiệu quả mỗi chuyến biển đồng thời thông qua sử dụng loại tàu có công nghệ mới góp phần làm giảm lượng khí thải, để bảo vệ môi trường. Dự báo, từ năm 2015 sẽ xuất khẩu khoảng 4.500 tấn cá ngừ đại dương hằng năm.
Ông Nguyễn Quang Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và Thẩm định các mẫu tàu cá đánh bắt xa bờ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngư dân Việt Nam trước đây đánh bắt cá ngừ thường bán cho những người thu mua với giá khoảng 50.000 – 70.000 đồng/lg.
“Hiện nay hãng Yanmar nghiên cứu sản xuất theo chuỗi, họ có thể bán ở thị trường Nhật Bản với 200.000 đồng/cân. Việc phân bổ lại phương pháp đánh bắt sẽ tạo cho ngư dân đạt được lợi nhuận thỏa đáng, có khả năng trả được vốn vay đóng tàu”, ông Vĩnh chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn (Cà Mau) có 2.730 ha nuôi tôm. Năng suất bình quân trên tôm nuôi những năm gần đây không ngừng tăng lên. Có được kết quả đó là nhờ người dân tăng cường chuyển đổi diện tích đất nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm nước tĩnh và nuôi tôm công nghiệp.

Trước áp lực siết nợ từ ngân hàng, đã có không ít hộ nông dân nuôi tôm, cá tra ở ĐBSCL quyết định chuyển sang nuôi gia công, thậm chí bán một phần tư liệu sản xuất để giải quyết nợ. Trong khi đó, chính sách khoanh nợ cho đối tượng này, có hiệu lực vào đầu tháng 11-2014, liệu có rơi vào “vết xe đổ” của những chính sách tương tự?

Sáng 10/10, tại Trường Đại học Nha Trang khai mạc lớp tập huấn quốc tế về “Quản lý đàn cá bố mẹ và chọn giống trong nuôi trồng thủy sản”. Tham gia lớp Tập huấn có 32 học viên là các chuyên gia và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thủy sản đến từ các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Từ đầu mùa mưa, phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã tuyên truyền bà con tích cực triển khai các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, theo đó từ giữa tháng 9 trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tăng tương đối nhanh gần 2.500 ha, riêng nuôi cá trong vèo chiếm trên 3.000 m2 diện tích mặt nước, tăng hơn gần 800 m2 so với tháng trước.

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 5.425 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù bị tác động của dịch bệnh, nhưng từ đầu năm đến nay các địa phương đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn thủy sản và xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ sản theo hướng trang trại.