Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ

Công ty Yanmar dự kiến đầu tư thí điểm khoảng 180 tàu composite đánh bắt cá ngừ đại dương.
Ngày (2/8), tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yanmar (Nhật Bản) phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy thuộc Trường Đại học Nha Trang khánh thành tàu khảo sát và huấn luyện bằng vật liệu composite Yanmar, đồng thời giới thiệu chương trình hợp tác với ngư dân để nâng cao chất lượng cá ngừ.
Đây là chiếc tàu đầu tiên nằm trong dự án “Nâng cao thu nhập cho ngư dân và phát triển ngành khai thác cá ngừ Việt Nam bền vững” của Công ty Yanmar. Chiếc tàu do Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy sản xuất với thiết kế cùng công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm của Công ty Yanmar.
Chiếc tàu được làm bằng chất liệu composite, có công suất 350 mã lực, vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng, có hệ thống máy tiết kiệm năng lượng, hệ thống bảo quản sản phẩm được thiết kế hiện đại.
Sau khi hạ thủy, tàu đã chạy thử tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa khá ổn định, với tốc độ hơn 11 hải lý/giờ, dự kiến tháng 9 này, sẽ vươn khơi để đánh bắt cá ngừ đại dương. Công ty Yanmar sẽ sử dụng chiếc tàu này để làm tàu mẫu, đồng thời tổ chức huấn luyện, đào tạo ngư dân khai thác cá ngừ theo công nghệ của Nhật Bản.
Sau khi tham quan tàu và xem trình diễn kỹ thuật khai thác cá ngừ, ngư dân Lê Văn Ngọt, ở phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nhận xét: Mặc dù tập quán cũng như hình thức đánh bắt cá ngừ của ngư dân Việt Nam có khác, nhưng hy vọng với thiết kế mới của Nhật Bản, con tàu composite sẽ bảo vệ và nâng cao chất lượng cá ngừ, đẩy giá thành lên cao, đảm bảo ổn định kinh tế.
Công ty Yanmar dự kiến cùng một số đối tác khác đầu tư thí điểm khoảng 180 tàu composite đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu cho 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa theo mô hình công ty đánh cá cổ phần với sự tham gia góp vốn của ngư dân. Đồng thời, doanh nghiệp này sẽ đào tạo kỹ thuật xử lý trong bảo quản và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cá ngừ để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Mục tiêu của dự án này nhằm nâng cao chất lượng sản phẩn, tăng hiệu quả mỗi chuyến biển đồng thời thông qua sử dụng loại tàu có công nghệ mới góp phần làm giảm lượng khí thải, để bảo vệ môi trường. Dự báo, từ năm 2015 sẽ xuất khẩu khoảng 4.500 tấn cá ngừ đại dương hằng năm.
Ông Nguyễn Quang Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và Thẩm định các mẫu tàu cá đánh bắt xa bờ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngư dân Việt Nam trước đây đánh bắt cá ngừ thường bán cho những người thu mua với giá khoảng 50.000 – 70.000 đồng/lg.
“Hiện nay hãng Yanmar nghiên cứu sản xuất theo chuỗi, họ có thể bán ở thị trường Nhật Bản với 200.000 đồng/cân. Việc phân bổ lại phương pháp đánh bắt sẽ tạo cho ngư dân đạt được lợi nhuận thỏa đáng, có khả năng trả được vốn vay đóng tàu”, ông Vĩnh chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, những năm qua, huyện Điện Biên Đông luôn nỗ lực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân. Thông qua các hình thức chuyển giao đào tạo, bồi dưỡng; trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn... Đó là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả trong năm 2014 có khả năng đạt mức hơn 1,4 tỷ USD, con số cao nhất từ trước cho đến nay. Dự báo sẽ có làn sóng nhập khẩu lớn từ thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ là cơ hội cho nông dân và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản.

Thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện đang là khó khăn lớn đối với sự phát triển của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh, nhất là HTX nông nghiệp. Trong khi đó, hàng hóa cung ứng chưa đạt chất lượng đồng đều, sự thiếu năng động của các HTX cũng là khó khăn rất lớn cho việc liên kết tiêu thụ nông sản hiện nay.

Theo Hội Nông dân TP.Sa Đéc, Dự án trồng hoa kiểng do Trung ương Hội Nông dân đầu tư đã giải ngân cho 50 hộ dân trồng hoa, mỗi hộ từ 10 đến 20 triệu đồng. Với số vốn vay được, nhiều hộ đã đầu tư mở rộng diện tích trồng hoa kiểng, có nguồn vốn mua thêm nguyên, vật liệu sản xuất.

Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương tại tỉnh Đồng Tháp do Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với TP.Sa Đéc về các nội dung phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong năm 2014 và định hướng phát triển thành phố hoa của địa phương trong thời gian tới.