Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Hòa Cho Vay Ngư Nghiệp Đạt Gần 2.500 Tỷ Đồng

Khánh Hòa Cho Vay Ngư Nghiệp Đạt Gần 2.500 Tỷ Đồng
Ngày đăng: 23/05/2014

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khánh Hòa cho biết: Đến cuối quý I/2014, dư nợ cho vay ngư nghiệp trên địa bàn đạt 2.449 tỷ đồng, chiếm 9,36% trong tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh.

Tuy nhiên trên thực tế, dư nợ cho vay chủ yếu tập trung cho vay các doanh nghiệp, hộ thu mua chế biến xuất khẩu, chiếm hơn 92% dư nợ cho vay.

Mặc dù cho vay đóng tàu; bổ sung vốn lưu động mua xăng dầu, ngư lưới cụ, máy móc, thiết bị hỗ trợ phục vụ đánh bắt, bảo quản hải sản khai thác tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa trang thiết bị của ngư dân.

Theo đánh giá, so với số lượng và giá trị tàu đóng mới thì với hơn chục tỷ đồng cho vay đóng tàu, rõ ràng ngư dân vẫn phải tự thân vận động là chính.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản và chủ tàu đánh bắt xa bờ, vốn đầu tư đóng mới tàu công suất lớn rất lớn, từ vài tỷ đồng đến hơn chục tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó vay vốn đóng tàu vì ngân hàng thường yêu cầu thế chấp nhà đất. Các chủ tàu mong muốn được vay ưu đãi đến 80% giá trị, thời hạn vay 10 năm, ân hạn 5 năm…

Việc các ngân hàng có tâm lý e ngại cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ bởi nhiều lý do: Ngư dân có nhu cầu vay nhưng vốn tự có thấp hoặc không có, tài sản thế chấp (sở hữu nhà đất) giá trị thấp, không đủ điều kiện để vay vốn; nơi cư trú của ngư dân đa số là trên địa bàn phường, thị trấn nên không được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 41 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn...

Trước những khó khăn trên, rất cần có đại diện của chính quyền (UBND tỉnh) đứng ra giải quyết mối quan hệ giữa bên đi vay và bên cho vay nhằm gỡ khó cho cả ngư dân và ngân hàng.

Để giúp ngư dân bám biển, bám ngư trường dài ngày, các sở, ban, ngành cần đánh giá tổng thể tình hình phát triển ngư nghiệp; kết quả thực hiện chính sách tín dụng và các chính sách khác liên quan đến ngư nghiệp - ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Thức Ăn Chăn Nuôi Giá Cao, Chất Lượng Kém Thức Ăn Chăn Nuôi Giá Cao, Chất Lượng Kém

"Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới nhưng người nuôi trồng vẫn còn quá khổ". Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá như vậy tại hội nghị “Tìm giải pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi” do Bộ NN-PTNT tổ chức ở TPHCM ngày 6-12

07/12/2011
Triển Vọng Từ Cây Bí Xanh Triển Vọng Từ Cây Bí Xanh

Qua trồng khảo nghiệm tại T.X Sông Công (Thái Nguyên), cây bí xanh bước đầu cho thấy ưu điểm nổi bật với thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với các cây trồng truyền thống khác như lạc, đỗ

17/06/2012
Nuôi Tôm Sú Lấp Vụ Trở Lại Ở Trà Vinh: Nhiều Nỗi Lo Nuôi Tôm Sú Lấp Vụ Trở Lại Ở Trà Vinh: Nhiều Nỗi Lo

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (tỉnh Trà Vinh), hiện có gần 3000 hộ dân đang tiếp tục thả nuôi tôm sú lấp vụ trở lại (vụ 2), trên diện tích nuôi bị thiệt hại trước đây, với khoảng 250 triệu con tôm sú, trên 3.200 ha.

17/06/2012
Lên Sài Gòn Làm Nông Dân Lên Sài Gòn Làm Nông Dân

Gần đây, tại vùng ven TP.HCM có khá nhiều người từ các vùng quê lên Sài Gòn để làm... nông dân. Họ dựng chòi, quây bạt sống thành xóm nhỏ nằm gần những cánh đồng lúa, ruộng hoa màu... sát bên những dãy nhà cao tầng.

18/06/2012
Hiệu Quả Của Việc Sử Dụng Máy Sục Khí Trong Ao Nuôi Tôm Hiệu Quả Của Việc Sử Dụng Máy Sục Khí Trong Ao Nuôi Tôm

Kinh nghiệm của Ấn Ðộ trong việc dùng kết hợp hai hệ thống sục khí trong cùng một ao nuôi tôm đã làm tăng đều lượng ôxy trong toàn ao nuôi, giảm dịch bệnh và nâng cao sản lượng

08/12/2011