Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Hòa Cho Vay Ngư Nghiệp Đạt Gần 2.500 Tỷ Đồng

Khánh Hòa Cho Vay Ngư Nghiệp Đạt Gần 2.500 Tỷ Đồng
Ngày đăng: 23/05/2014

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khánh Hòa cho biết: Đến cuối quý I/2014, dư nợ cho vay ngư nghiệp trên địa bàn đạt 2.449 tỷ đồng, chiếm 9,36% trong tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh.

Tuy nhiên trên thực tế, dư nợ cho vay chủ yếu tập trung cho vay các doanh nghiệp, hộ thu mua chế biến xuất khẩu, chiếm hơn 92% dư nợ cho vay.

Mặc dù cho vay đóng tàu; bổ sung vốn lưu động mua xăng dầu, ngư lưới cụ, máy móc, thiết bị hỗ trợ phục vụ đánh bắt, bảo quản hải sản khai thác tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa trang thiết bị của ngư dân.

Theo đánh giá, so với số lượng và giá trị tàu đóng mới thì với hơn chục tỷ đồng cho vay đóng tàu, rõ ràng ngư dân vẫn phải tự thân vận động là chính.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản và chủ tàu đánh bắt xa bờ, vốn đầu tư đóng mới tàu công suất lớn rất lớn, từ vài tỷ đồng đến hơn chục tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó vay vốn đóng tàu vì ngân hàng thường yêu cầu thế chấp nhà đất. Các chủ tàu mong muốn được vay ưu đãi đến 80% giá trị, thời hạn vay 10 năm, ân hạn 5 năm…

Việc các ngân hàng có tâm lý e ngại cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ bởi nhiều lý do: Ngư dân có nhu cầu vay nhưng vốn tự có thấp hoặc không có, tài sản thế chấp (sở hữu nhà đất) giá trị thấp, không đủ điều kiện để vay vốn; nơi cư trú của ngư dân đa số là trên địa bàn phường, thị trấn nên không được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 41 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn...

Trước những khó khăn trên, rất cần có đại diện của chính quyền (UBND tỉnh) đứng ra giải quyết mối quan hệ giữa bên đi vay và bên cho vay nhằm gỡ khó cho cả ngư dân và ngân hàng.

Để giúp ngư dân bám biển, bám ngư trường dài ngày, các sở, ban, ngành cần đánh giá tổng thể tình hình phát triển ngư nghiệp; kết quả thực hiện chính sách tín dụng và các chính sách khác liên quan đến ngư nghiệp - ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Vườn Cây Ăn Trái Cho Giá Trị Kinh Tế Cao Phát Triển Vườn Cây Ăn Trái Cho Giá Trị Kinh Tế Cao

Là địa phương có thế mạnh về cây ăn trái, huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ) đang tích cực phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, cho giá trị kinh tế cao, từng bước cải thiện đời sống người dân nông thôn...

13/07/2013
Triển Vọng Từ Cây Thanh Long Ruột Đỏ TL14 Triển Vọng Từ Cây Thanh Long Ruột Đỏ TL14

Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc.

13/07/2013
Nhiều Cơ Hội Phát Triển Giống Nông Nghiệp Nhiều Cơ Hội Phát Triển Giống Nông Nghiệp

Trong khi TP.HCM có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất giống nông nghiệp thì vẫn có 70% số hạt giống các loại phải nhập khẩu hoặc ND tự sản xuất, 90% giống gà cũng được cung cấp bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

13/07/2013
Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa, Mô Hình Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa, Mô Hình Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

13/07/2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.

15/07/2013