Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khẳng định quyền lực hàng Việt

Khẳng định quyền lực hàng Việt
Ngày đăng: 23/10/2015

Hàng Việt chiếm trên 90% tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi

Chiếm tỷ trọng lớn

Khảo sát tại nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh cho thấy: Hàng Việt luôn chiếm ưu thế trên kệ.

So với 5 năm trước, lượng hàng Việt đã tăng khoảng 50% và ngày càng có sức hút với người tiêu dùng.

Ông Hồ Quốc Nguyên - Giám đốc đối ngoại siêu thị Big C Việt Nam - cho biết: So với vài năm trước, lượng hàng Việt tăng khoảng 10% và hiện chiếm khoảng 95% tại Big C.

Đưa hàng Việt vào kinh doanh là chiến lược đã được Big C đặt ra từ nhiều năm nay.

Big C còn chú trọng hợp tác với DN vừa và nhỏ địa phương để phát triển thế mạnh về sản phẩm vùng miền, làm phong phú hóa nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op Nguyễn Anh Đức thông tin: Hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op luôn ưu tiên cho hàng Việt.

Chính sách thu mua, vị trí trưng bày và các chương trình truyền thông để quảng bá, kích cầu hàng Việt luôn được quan tâm.

Bền bỉ với chiến lược “nội địa hóa”, đến nay, hàng Việt đã chiếm tỷ trọng 90- 95% trong toàn hệ thống của Saigon Co.op.

Theo đại diện Lotte Mart, siêu thị chọn hàng Việt để kinh doanh bởi sản phẩm nội địa đảm bảo tốt về chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.

Đáng chú ý, sản phẩm nội địa chắc chắn sẽ có giá hợp lý, thấp hơn so với hàng ngoại nhập, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam.

“Để có hàng Việt chất lượng, giá tốt, chúng tôi đã đặt hàng các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm người tiêu dùng cần.

Tỷ lệ hàng Việt tại Lotte Mart chiếm trên 90%”- Tổng giám đốc Lotte Mart Việt Nam Hong Won Sik chia sẻ.

Sức hút đến từ chất lượng và giá cả

Hàng Việt khẳng định chỗ đứng trong hệ thống phân phối hiện đại nhờ chất lượng, mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có khung giá phù hợp.

Ông Tô Quế Lâm- Giám đốc bán hàng Công ty TANS (DN sản xuất đậu phộng Tân Tân)- cho biết: Nhờ sản xuất sản phẩm “không đụng hàng”, chất lượng, mẫu mã đẹp, đáp ứng được yêu cầu của nhà phân phối, hàng do TANS sản xuất không đủ bán.

Sau một năm quay lại thị trường, doanh số bán hàng của TANS đạt 15 tỷ đồng/tháng.

Hàng chủ yếu được tiêu thụ ở siêu thị.

Còn ông Văn Đức Mười – Tổng giám đốc Công ty Vissan - nhấn mạnh: DN đã đổi mới quy trình sản xuất để tạo ra những mặt hàng đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà phân phối, đồng thời mở ra kênh phân phối riêng tiêu thụ hàng hóa.

Ví dụ, Vissan trước đây chỉ cung cấp thịt, thực phẩm chế biến cho siêu thị, gần đây đã mở hàng trăm cửa hàng tiện lợi để bán thực phẩm.

Tương tự, trước đây CP.Việt Nam chỉ cung cấp thực phẩm cho siêu thị, nay đã đầu tư hệ thống cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh.

Hệ thống này tuy ra đời chưa lâu nhưng được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.

Sắp tới CP.Việt Nam sẽ liên kết chặt chẽ hơn với các siêu thị để mở thêm nhiều điểm bán thực phẩm..

Hàng Việt khẳng định chỗ đứng trong hệ thống phân phối hiện đại nhờ chất lượng, mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có khung giá phù hợp.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Bản Hoàn Thành Việc Giải Quyết Đất Lâm Nghiệp Bị Bao, Lấn Chiếm, Sử Dụng Sai Mục Đích Cơ Bản Hoàn Thành Việc Giải Quyết Đất Lâm Nghiệp Bị Bao, Lấn Chiếm, Sử Dụng Sai Mục Đích

Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm. Đến nay, việc giải quyết tình trạng bao lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích đã cơ bản hoàn thành.

27/11/2014
Năm 2014, Xã Tri Lễ Dự Kiến Trồng Trên 100 Hécta Cây Chanh Leo Năm 2014, Xã Tri Lễ Dự Kiến Trồng Trên 100 Hécta Cây Chanh Leo

Từ chỗ trồng thử nghiệm 2 hécta chanh leo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đến nay, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nâng diện tích trên 50 hécta. Cây chanh leo đang hứa hẹn là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Tri Lễ.

23/06/2014
Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân

Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.

27/11/2014
Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định) Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định)

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng mở rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mô 5ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng).

23/06/2014
Tây Ninh Lúng Túng Trong Phòng Trị Sâu Đục Thân Hại Mía Tây Ninh Lúng Túng Trong Phòng Trị Sâu Đục Thân Hại Mía

Còn gần 2 tháng nữa vụ thu hoạch mía 2014 – 2015 bắt đầu, trong khi ngành mía đường cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đang gặp khó khăn do giá đường xuống thấp, sản phẩm đường sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao… Thì hiện nay, người trồng mía Tây Ninh phải lao đao vì sâu bệnh tấn công.

27/11/2014