Khẩn Trương Thực Hiện Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Quy Gạo Vụ Đông Xuân 2014-2015

Ngày 1-3-2015, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2014 - 2015 tại ĐBSCL theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24-2-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 241).
Theo Quyết định 241, Thủ tướng Chính phủ Quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ đông xuân 2014 - 2015 ở ĐBSCL.Thời hạn mua tạm trữ từ ngày 1-3 đến hết ngày 15-4-2015. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo một số ngân hàng thương mại cho vay mua tạm trữ lúa, gạo trong thời gian tối đa 6 tháng kể từ ngày mua tạm trữ đến hết 31-8-2015.
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua lúa, gạo tạm trữ với thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 4 tháng kể từ ngày mua tạm trữ đến hết ngày 30-6-2015. VFA tổ chức việc phân giao cho các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa lúa, gạo đúng quy chuẩn theo quy định thực hiện mua tạm trữ, đồng thời phối hợp UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL trong việc phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ và chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức mua tạm trữ lúa, gạo…
Tại hội nghị, cùng với việc triển khai Quyết định 241, Bộ NN&PTNT đã triển khai cho các địa phương vùng ĐBSCL nắm Quyết định của Bộ NN&PTNT về Quy chế kiểm tra giám sát việc mua trạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2014 - 2015. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố danh sách các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay mua tạm trữ lúa, gạo.
Riêng đối với VFA, ngoài việc công bố các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp được tham gia mua tạm trữ lúa gạo trong vụ đông xuân 2014 - 2015 cũng đã đưa ra kế hoạch phân bổ dự kiến chi tiết về việc giao chỉ tiêu mua tạm trữ cho các địa phương và doanh nghiệp cụ thể…
Nhìn chung, các địa phương vùng ĐBSCL đã bày tỏ sự hoan nghênh đối với chủ trương mua tạm trữ lúa, gạo và cho rằng các bộ ngành Trung ương, nhất là Bộ NN&PTNT đã có tham mưu đề xuất kịp thời với Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ sớm cho chủ trương mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2014 - 2015 ngay từ trước Tết Nguyên đán 2015 và ban hành Quyết định 241 kịp thời, đúng thời điểm, giúp giá lúa gạo tại ĐBSCL quay đầu tăng giá trở lại.
Các địa phương cho biết sẽ tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT,VFA và các bên liên quan để thực hiện tốt việc mua tạm trữ lúa, gạo. Nhiều địa phương cũng kiến nghị VFA cần xem xét phân bổ chỉ tiêu cho hợp lý giữa các địa phương, trong đó chú ý phân bổ nhiều cho các doanh nghiệp có năng lực và tích cực thực hiện việc liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa cho nông dân thông qua mô hình “cánh đồng lớn”…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh, cần triển khai thực hiện tốt việc mua tạm trữ để ổn định giá, tạo thuận lợi cho nông dân tiêu thụ lúa gạo. Ngay sau hội nghị, VFA cần sớm điều chỉnh và phân bổ chỉ tiêu chính thức cho các địa phương và doanh nghiệp để khẩn trương thực hiện ngay việc mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ đông xuân 2014 - 2015.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các địa phương vùng ĐBSCL phải tích cực vào cuộc để triển khai thực hiện việc mua tạm trữ lúa, gạo tại địa phương...
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh đã chính thức có văn bản đồng ý chủ trương cho phép Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh) đầu tư trồng và quản lý bảo vệ, khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ và trồng cây dược liệu.

Năm 2015, được sự quan tâm và đầu tư kinh phí của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn đã tiếp nhận và triển khai thực hiện mô hình nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn bê con.

Công ty cổ phần Vật tư - Kỹ thuật nông nghiệp (VTKTNN) Bình Định là một trong số 100 doanh nghiệp (DN) toàn quốc, và là 1 trong số 2 DN tại Bình Định (cùng Công ty cổ phần Xây dựng 47), vinh dự được Bộ NN&PTNT tặng danh hiệu “DN vì nhà nông” lần thứ I - 2015.

Trong 70 năm qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi không ngừng lớn mạnh và gặt hái những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, tích cực cải thiện đời sống của người dân, góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.

Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...