Khan Nguồn Cung, Trăn Tăng Giá

Bà con nuôi trăn đất ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết, giá trăn đã tăng trở lại sau nhiều tháng sụt giảm. Hiện, trăn nuôi lấy da đạt mức 320.000 đồng/kg (loại 40 kg/con trở lên), trăn lấy thịt giá 250.000-270.000 đồng/kg (6kg trở lên), tăng trung bình từ 20.000-30.000 đồng/kg.
Với giá này thì người nuôi trăn đảm bảo thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, do đàn trăn trên địa bàn còn chưa đến đợt xuất bán, nên lượng trăn trên thị trường khá khan hiếm. Dự đoán trong những ngày tới, thị trường trăn đất sẽ còn biến động theo chiều hướng tăng giá nhẹ.
Bà Phạm Ngọc Hương, Trưởng ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, cho biết: "Để tìm hướng đi bền vững cho người nuôi trăn thì địa phương đã cho thành lập Hợp tác xã (HTX) nuôi trăn với 12 thành viên. Trong đó, các xã viên phải đảm bảo điều kiện đàn trăn có số lượng từ 500-1.000 con. Chủ nhiệm HTX được bầu chọn là ông Dương Văn Nhu, ở ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi (thị xã Ngã Bảy)".
Có thể bạn quan tâm

Đó là nội dung được nêu trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2014. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp ới các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định trình ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương (An Giang) có đời sống khá giả hơn nhờ mô hình nuôi dê thịt. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà như rau muống, cỏ dại...

Anh Nhuận cho biết: “Dê là loài ăn tạp, sức đề kháng cao nên nuôi không vất vả và tốn kém”. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng; thời điểm này, dê có trọng lượng

Giá cao su xuất khẩu giảm mạnh gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trồng cao su trong nước. Ở khu vực Tây Nguyên, khi giá cao su giảm, đời sống của công nhân và tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty cao su càng khó khăn hơn.

Gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm trước đây, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu, cuộc sống cực khổ. Từ đầu năm 2013, địa phương triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.