Khan hiếm nho Ninh Thuận

Ngay ở các chợ trái cây khu vực Nam Trung Bộ, người dân cũng không dễ dàng mua được những chùm nho Ninh Thuận. Rất nhiều người ưa thích vị ngọt rất riêng của nho Ninh Thuận nhưng nhiều tháng nay, không được ăn những trái nho này. Các nhà vườn trồng nho cũng như các vựa bán trái cây cho biết, tình trạng khan hiếm nho là khó tránh khỏi khi nhiều tháng nay, nắng hạn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận.
Mùa thu hoạch chính của nho Ninh Thuận từ tháng 2 - 4. Vì vậy, những tháng này, do không phải chính vụ nên lượng nho thu hoạch ở Ninh Thuận không nhiều, sản lượng lại giảm sút bởi những tháng qua, các vườn nho Ninh Thuận bị nắng hạn làm khô cháy cả hoa, tỷ lệ đậu trái giảm mạnh. Ước tính, năng suất ở các vườn nho chỉ bằng 2/3 so với mức 1,5 - 2 tấn/sào, mức năng suất bình quân lâu nay ở vùng nho Ninh Thuận.
Mặc dù nho Ninh Thuận khan hiếm nhưng giá bán nho không cao. Giá nho xanh ở mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, nho đỏ ở mức 20.000 - 25.000 đồng/kg. Theo lý giải của các đầu mối phân phối mặt hàng nho Ninh Thuận, không thể nâng giá nho Ninh Thuận vì sẽ không cạnh tranh được với giá nho ngoại nhập.
Diện tích nho ở Ninh Thuận có khoảng 1.000ha. Theo Hiệp hội Nho Ninh Thuận, sản xuất nho ở đây chưa bền vững cả về năng suất, sản lượng và thị trường. Ngoại trừ một số vườn sản xuất nho an toàn đưa vào hệ thống siêu thị, giá được ổn định, còn lại giá nho khá bấp bênh, phụ thuộc vào lượng nho nhập từ các nước khác. Theo dự báo của Hiệp hội Nho Ninh Thuận, từ nay đến cuối năm, giá nho Ninh Thuận sẽ không cao.
Có thể bạn quan tâm

Tình hình nuôi ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, toàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống, chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Nhìn chung, trong năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm giống được giữ vững. Năm 2014, tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5 ha.

Anh Nguyễn Văn Mỹ, ở xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa) hiện có 12 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng. Sau khi thu hoạch tôm, đến mùa mưa anh nuôi tiếp vụ cua, năm nay anh thu gần 900 triệu đồng.

UBND tỉnh Vĩnh Long đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH De Heus– Hà Lan thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trại thực nghiệm thủy sản và thành lập chi nhánh R&D (Research & Development) Công ty TNHH De Heus tại ấp An Hương 1, xã Mỹ An (Mang Thít), với tổng vốn đầu tư 62 tỷ đồng, tương đương 3 triệu USD.

Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.