Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khan hiếm nho Ninh Thuận

Khan hiếm nho Ninh Thuận
Ngày đăng: 20/07/2015

Ngay ở các chợ trái cây khu vực Nam Trung Bộ, người dân cũng không dễ dàng mua được những chùm nho Ninh Thuận. Rất nhiều người ưa thích vị ngọt rất riêng của nho Ninh Thuận nhưng nhiều tháng nay, không được ăn những trái nho này. Các nhà vườn trồng nho cũng như các vựa bán trái cây cho biết, tình trạng khan hiếm nho là khó tránh khỏi khi nhiều tháng nay, nắng hạn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận.

Mùa thu hoạch chính của nho Ninh Thuận từ tháng 2 - 4. Vì vậy, những tháng này, do không phải chính vụ nên lượng nho thu hoạch ở Ninh Thuận không nhiều, sản lượng lại giảm sút bởi những tháng qua, các vườn nho Ninh Thuận bị nắng hạn làm khô cháy cả hoa, tỷ lệ đậu trái giảm mạnh. Ước tính, năng suất ở các vườn nho chỉ bằng 2/3 so với mức 1,5 - 2 tấn/sào, mức năng suất bình quân lâu nay ở vùng nho Ninh Thuận.

Mặc dù nho Ninh Thuận khan hiếm nhưng giá bán nho không cao. Giá nho xanh ở mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, nho đỏ ở mức 20.000 - 25.000 đồng/kg. Theo lý giải của các đầu mối phân phối mặt hàng nho Ninh Thuận, không thể nâng giá nho Ninh Thuận vì sẽ không cạnh tranh được với giá nho ngoại nhập.

Diện tích nho ở Ninh Thuận có khoảng 1.000ha. Theo Hiệp hội Nho Ninh Thuận, sản xuất nho ở đây chưa bền vững cả về năng suất, sản lượng và thị trường. Ngoại trừ một số vườn sản xuất nho an toàn đưa vào hệ thống siêu thị, giá được ổn định, còn lại giá nho khá bấp bênh, phụ thuộc vào lượng nho nhập từ các nước khác. Theo dự báo của Hiệp hội Nho Ninh Thuận, từ nay đến cuối năm, giá nho Ninh Thuận sẽ không cao.


Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt Đà Lạt "Xứ Sở" Đông Trùng Hạ Thảo?

Đó là tương lai không còn xa, khi mà loại dược liệu quý hiếm - Đông trùng hạ thảo đã được trồng thành công và sản xuất hàng loạt theo hướng công nghiệp tại thành phố hoa. Theo các chuyên gia nghiên cứu, với điều kiện khí hậu rất phù hợp, Đà Lạt là vùng đất lý tưởng cho Đông trùng hạ thảo phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng.

16/01/2015
Người Cor Thay Đổi Tập Quán Chăn Nuôi Người Cor Thay Đổi Tập Quán Chăn Nuôi

Những năm trở lại đây, thay vì thả rông trâu bò ngoài núi, người Cor ở xã Trà Giang (Trà Bồng - Quảng Ngãi) đã mạnh dạn chăn nuôi theo hình thức chuồng trại, trồng cỏ VA06 làm thức ăn cho bò. “Cũ người, mới ta”, mô hình này, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực tại địa phương.

16/01/2015
Tạo Điều Kiện Thu Mua Hết Sữa Tươi Cho Nông Dân Tạo Điều Kiện Thu Mua Hết Sữa Tươi Cho Nông Dân

Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.

16/01/2015
Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồng Ở Xã Kim Bình (Hòa Bình) Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồng Ở Xã Kim Bình (Hòa Bình)

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.

16/01/2015
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trại Bò Giống Lai Chất Lượng Cao Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trại Bò Giống Lai Chất Lượng Cao

Nhận thấy địa bàn xã Bình Tân đất rộng, nhà thưa, ruộng lúa mênh mông… rất thuận lợi để phát triển đàn bò, năm 2012, anh quyết định đầu tư chuồng trại, mua 5 con bò giống (bò ta) về nuôi. Qua thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả mang lại từ giống bò này không cao do chúng vừa nhỏ con, chậm lớn, thời gian phối giống lại kéo dài (17 - 18 tháng tuổi)… anh đành chấp nhận bán chịu lỗ.

16/01/2015