Khan hiếm nho Ninh Thuận

Ngay ở các chợ trái cây khu vực Nam Trung Bộ, người dân cũng không dễ dàng mua được những chùm nho Ninh Thuận. Rất nhiều người ưa thích vị ngọt rất riêng của nho Ninh Thuận nhưng nhiều tháng nay, không được ăn những trái nho này. Các nhà vườn trồng nho cũng như các vựa bán trái cây cho biết, tình trạng khan hiếm nho là khó tránh khỏi khi nhiều tháng nay, nắng hạn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận.
Mùa thu hoạch chính của nho Ninh Thuận từ tháng 2 - 4. Vì vậy, những tháng này, do không phải chính vụ nên lượng nho thu hoạch ở Ninh Thuận không nhiều, sản lượng lại giảm sút bởi những tháng qua, các vườn nho Ninh Thuận bị nắng hạn làm khô cháy cả hoa, tỷ lệ đậu trái giảm mạnh. Ước tính, năng suất ở các vườn nho chỉ bằng 2/3 so với mức 1,5 - 2 tấn/sào, mức năng suất bình quân lâu nay ở vùng nho Ninh Thuận.
Mặc dù nho Ninh Thuận khan hiếm nhưng giá bán nho không cao. Giá nho xanh ở mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, nho đỏ ở mức 20.000 - 25.000 đồng/kg. Theo lý giải của các đầu mối phân phối mặt hàng nho Ninh Thuận, không thể nâng giá nho Ninh Thuận vì sẽ không cạnh tranh được với giá nho ngoại nhập.
Diện tích nho ở Ninh Thuận có khoảng 1.000ha. Theo Hiệp hội Nho Ninh Thuận, sản xuất nho ở đây chưa bền vững cả về năng suất, sản lượng và thị trường. Ngoại trừ một số vườn sản xuất nho an toàn đưa vào hệ thống siêu thị, giá được ổn định, còn lại giá nho khá bấp bênh, phụ thuộc vào lượng nho nhập từ các nước khác. Theo dự báo của Hiệp hội Nho Ninh Thuận, từ nay đến cuối năm, giá nho Ninh Thuận sẽ không cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo các hộ trồng hoa, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại TP.Mỹ Tho, TP.HCM và các tỉnh lân cận. Do năm nay giá vật tư, thuốc BVTV, chi phí đầu vào tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và giá nhân công cũng tăng khoảng 20% nên giá các loại hoa dự kiến cũng sẽ tăng giá từ 10 - 20% so với năm trước.

Cty CP Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR) đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập và khánh thành dây chuyền nâng công suất chế biến tinh bột sắn từ 60 tấn lên 120 tấn sản phẩm/ngày.

Gặp anh Lê Thanh Nam, ấp Thạnh Mỹ A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang tất bật chuyển những bao dưa leo lên xe kịp giao cho khách hàng, anh tranh thủ chia sẻ:

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc 5 ngành: điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan.

Anh Đồng Văn Vũ ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang) có nhiều năm trong nghề săn bắt ong rừng, cho biết: “Thời điểm cận tết cho đến đầu mùa mưa là khoảng thời gian khai thác mật chính vụ. Khoảng thời gian đó, chất lượng mật rất tốt, sản lượng cao hơn so với mật khai thác vào những tháng mùa mưa”.