Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khám phá giống dưa gang Yubari King đắt bậc nhất thế giới

Khám phá giống dưa gang Yubari King đắt bậc nhất thế giới
Ngày đăng: 28/09/2015

Yubari King là một giống dưa gang quý hiếm trồng tại tỉnh Yubari (Nhật Bản) được liệt vào danh sách những giống thực vật cần được bảo tồn tại xứ sở hoa anh đào.

Thời kỳ phong kiến Nhật Bản, chỉ có các vua chúa hay người có địa vị cao trong xã hội mới được thưởng thức món dưa thơm ngon bổ dưỡng này.

Hiện nay, dưa gang Yubari King thuần chủng được rao bán trên các trang web tại Nhật với giá cao ngất ngưởng trung bình khoảng 26.000 USD/kg (khoảng 548 triệu đồng).

Yabari King được coi như một món quà xa xỉ vào mùa hè. Mỗi trái dưa sẽ được đóng trong những chiếc hộp gỗ có màu vàng giống vỏ dưa, bên trong có lót xốp và vải trắng.

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Yabari là vùng trồng dưa hấu ruột đỏ lớn nhất của Nhật.

Khi hòa bình, người dân Yubari quyết định trồng măng tây và khoai tây thay cho dưa hấu, nhưng hiệu quả kinh tế không được như mong đợi.

Sau đó, một giống dưa được đưa từ châu Âu về, thích hợp với thổ nhưỡng Yubari và được người dân ở đây cải tạo thành giống Yubari King.

Thương hiệu dưa Yubari King chính thức ra đời năm 1950.

Một hợp tác xã được thành lập để thu gom và tiêu thụ sản phẩm dưa Yubari King cho người dân tại đây.

Người trồng không được phép bán trực tiếp cho khách hàng mà phải thông qua hợp tác xã.

Điều này vừa đảm bảo chất lượng dưa, tránh hàng giả, đồng thời giữ mức giá của Yubari King luôn cao ngất ngưởng.

Mỗi trái dưa gang Yabari King đạt tiêu chuẩn phải có hình tròn đều, vân vỏ rõ và mịn.

Loại dưa này có thời gian sinh trưởng cực ngắn do được trồng tại những khu vực thường xuyên có tuyết rơi dày suốt nửa năm.

Đất trồng loại dưa này là một hỗn hợp có thành phần từ tro bụi núi lửa.

Người dân Yabari trồng loại quả trên trong nhà kính, từ tháng 2 khi tuyết tan tới tháng 5 thì thu hoạch. Mùa dưa kết thúc vào tháng 9.

Dưa thu hoạch được chuyển tới hợp tác xã để kiếm tra chất lượng và phân thành 4 loại dựa trên vị ngọt. Những quả quá nhạt hoặc quá ngọt đều bị loại.

Sau đó, dưa Yabari King sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo đến tay người tiêu dùng trong vòng 2-3 ngày sau thu hoạch.

Khi đó, ruột vừa chuyển từ màu xanh sang màu cam và chúng có vị thơm ngon nhất.

Khoản chi phí vận chuyển rất đắt đỏ cũng được tính vào giá bán, vì vậy, giá dưa đã đội lên nhiều lần.

Giống dưa này không chỉ được người Nhật yêu thích mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác.


Có thể bạn quan tâm

Giáp Tết, Ngư Dân Trúng Cá Ngừ Đại Dương Giáp Tết, Ngư Dân Trúng Cá Ngừ Đại Dương

Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Phó trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng cho biết, hiện còn 161 tàu của ngư dân phường 6 đang khai thác cá ngừ đại dương tại khu vực quần đảo Trường Sa. Dự kiến từ ngày 20 đến 28 tháng Chạp (ngày 8 đến 16/2) các tàu này sẽ cập cảng để ngư dân đón Tết Nguyên đán Ất Mùi.

09/02/2015
Bắt Quả Tang Cơ Sở Kinh Doanh Bơm Tạp Chất Vào Tôm Bắt Quả Tang Cơ Sở Kinh Doanh Bơm Tạp Chất Vào Tôm

Số tôm được bơm tạp chất chủ yếu được chuyển đi tiêu thụ tại chợ, nhà hàng, nơi tổ chức sự kiện, tiệc cưới trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Đội QLTT số 17 đã tạm giữ toàn bộ 150 kg tôm và 5 kg bột, đồng thời lấy mẫu để giám định chất lượng sản phẩm theo quy định.

09/02/2015
Ngư Dân Thu Lợi Nhờ Giá Xăng Dầu Giảm Ngư Dân Thu Lợi Nhờ Giá Xăng Dầu Giảm

Anh Nguyễn Xuân Tùng (39 tuổi), chủ tàu QB 91694 TS phấn khởi cho biết thường những chuyến biển trước, con tàu công suất 780 CV của anh tốn chi phí trung bình từ 150-170 triệu đồng/chuyến, nhờ nhiều đợt giảm giá dầu mà chuyến này chỉ còn tốn khoảng 120 triệu đồng, lãi nhiều hơn so với các đợt trước.

09/02/2015
Nuôi Lợn Rừng Phục Vụ Tết Nuôi Lợn Rừng Phục Vụ Tết

Theo quan niệm của nhiều người, có thịt lợn rừng để ăn trong ngày Tết là may mắn cho năm mới. Vì vậy, ở nhiều vùng quê xuất hiện một số mô hình chăn nuôi lợn rừng phục vụ tết. Trang trại của anh Hồ Khắc Hiệp ở xóm 1 Đồng Tâm, xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là một điển hình như vậy.

09/02/2015
Cây Tiêu Cây Tiêu "Bén Duyên" Trên Đất Bình Sơn

Cách đây 5 năm, một số hộ dân các xã khu đông huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã mang giống tiêu nổi tiếng ở Vĩnh Linh về trồng. Nhưng cây tiêu mọc lên còi cọc nên nhiều người muốn bỏ. Thế nhưng, chỉ vài năm sau, cây tiêu bỗng phát triển xanh tốt, đơm hoa, kết trái, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều nông dân đã bắt đầu chú trọng đến việc phát triển cây tiêu.

09/02/2015