Khấm Khá Nhờ Nuôi Cá Lóc Ở Vùng Cát

Tận dụng vùng cát trắng trong vườn nhà để đắp ao trải bạt nuôi cá lóc, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Triều (Thăng Bình, Quảng Nam) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Ông Nguyễn Hồng Tâm - Chủ tịch Hội ND xã Bình Triều cho biết: Trước đây, người dân trong xã tận dụng nguồn nước của sông Trường Giang để nuôi cá lồng. Tuy nhiên, do nước mặn xâm nhập cùng với môi trường bị ô nhiễm nên nuôi cá lồng thua lỗ, nhiều hộ thất nghiệp.
Cũng may là ngay sau đó, bà con tự tìm tòi và chuyển sang nuôi cá lóc bằng cách trải bạt lót ao đào trên trảng cát. Mô hình này mang đến thành công cho nhiều người, trong đó phải kể đến anh Trần Khương ở tổ 13, thôn 3, xã Bình Triều. Anh Khương là người đầu tiên làm mô hình này ở Bình Triều, với doanh thu mỗi năm từ 1,5 – 2 tỷ đồng.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Khương cho hay, anh học được nghề này khi đi làm thuê ở các tỉnh phía Nam. Về quê, anh bắt tay vào áp dụng ngay nhưng thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn khi phải vừa làm vừa học, đồng vốn lại quá ít ỏi. Với hơn 10 triệu đồng, anh chỉ mua được 2.000 con giống về nuôi trong ao nhỏ. Ao nuôi ở đây không phải đào đất lên đắp, mà phải dùng tấm bạt trải lót để giữ nước, dùng bao đất chất lên thành bờ ao...
Vụ đầu tiên, sau khi nuôi gần 5 tháng, anh Khương thu được 6 tạ cá thịt và được các thương lái mua hết. Thấy hiệu quả tốt, anh mạnh dạn đầu tư thêm 500 m2 đất vườn để tiếp tục nuôi. Thắng lớn, anh thuê thêm đất để đầu tư nuôi. Hiện nay mỗi vụ (từ 5 – 8 tháng), anh thả hơn 100.000 cá giống và nuôi gối vụ. Bình quân mỗi năm, anh có doanh thu gần 2 tỷ đồng, trừ các chi phí còn lãi hơn 200 triệu đồng. Các ao nuôi của anh giải quyết việc làm cho 6 lao động, với thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Anh Khương chia sẻ, nuôi cá lóc theo cách này đòi hỏi người nuôi phải kiên trì. Trong quá trình nuôi, khâu quan trọng và quyết định đến hiệu quả chính là nguồn nước phải thật sạch, nếu bị ô nhiễm thì cá sẽ chết. Để giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi và không để nguồn nước bẩn dễ gây bệnh cho cá thì phải thay nước thường xuyên 2 ngày một lần.
Thức ăn cho cá chủ yếu là các loại cá nhỏ được mua từ biển Hội An và Thăng Bình. Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhưng giá thành lại rẻ, giúp cá lóc nhanh lớn. Đặc biệt, để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa từ cá lóc, anh Khương còn dành riêng một bể để nuôi cá trê lai và cũng thu được nguồn lợi đáng kể. Thị trường tiêu thụ cá lóc khá ổn định, trong đó nhiều đầu mối và khách hàng quen ở Đà Nẵng. Riêng cá giống, anh mua ở các tỉnh phía Nam và luôn chủ động nguồn cá giống để nuôi gối đầu cho vụ sau.
Ông Nguyễn Huấn - Chủ tịch Hội ND huyện Thăng Bình cho biết: Anh Trần Khương dù chỉ mới làm hơn 3 năm nay, nhưng hiện nay gia đình anh đã mua được ô tô, xây nhà mới… Đây là mô hình hay cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Điều mọi người đều dễ nhận thấy là việc xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển thanh long còn lúng túng, diện tích cây thanh long tăng quá nhanh một cách tự phát do lợi nhuận cao. Theo kế hoạch mấy năm trước đây, diện tích cây thanh long đến năm 2015 là 15 nghìn ha, nhưng đến nay con số đã xấp xỉ 30 nghìn ha.

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.