Khai trương đại lý máy phục vụ sản xuất nông nghiệp Kubota

Công ty Kubota của Nhật Bản được hình thành năm 1980 và có mặt tại tỉnh Bình Dương từ năm 2008. Công ty đã đưa ra thị trường Việt Nam nhiều sản phẩm thông qua các đại lý, trong đó chủ yếu là máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đại diện Kubota và lãnh đạo huyện Thạch Hà cắt băng khai trương đại lý
Sản phẩm của Kubota gồm máy cấy lúa đi sau SPW-48C hiệu quả gấp 20 lần so với phương pháp cấy bằng tay; máy gặt đập liên hợp Kubota-D60 có khả năng cắt lúa tốt trong nhiều điều kiện khác nhau như lúa ngã, ruộng ngập nước...; máy kéo Diesel Kubota L450VN-DT đảm bảo năng suất cao trong những công việc như: cày, xới, trục và cắt gốc rạ...
Sản phẩm của Kubota được đánh giá là dễ vận hành, năng suất cao, có thể phục vụ trồng lúa, thu hoạch lúa, sản xuất mía đường...
Tại buổi lễ, ông Nakanisi - Tổng Giám đốc Công ty Kubota Việt Nam đã trao giấy chứng nhận Đại lý máy nông nghiệp tại Hà Tĩnh cho Công ty TNHH Thương mại tổng hợp và Dịch vụ Huệ Minh.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế đất đai của gia đình, ông Võ Huy Lọng, thôn Nội Mai, xã Hưng Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi các loại cá giống nước ngọt như cá trắm, cá rô phi, cá mè... thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Ông là tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế của địa phương.

Từ đầu năm đến nay, các cơ sở cung ứng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xuất bán ra thị trường hơn 3,5 triệu con cá giống các loại, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2014.

Khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều hộ dân chuyên “săn” cá còi (hay còn gọi là cá thòi lòi) ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ăn nên làm ra bởi luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Loài cá này được thương lái thu gom rồi xuất sang thị trường Trung Quốc.

Mỹ đã vượt qua EU để trở thành thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam. USD tăng giá mạnh, khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở EU và các các quy định về dán nhãn thực phẩm mới ở EU đã làm giảm nhu cầu cá tra từ các nhà NK trong khối.

Theo ước tính của 9 nhà buôn và giới phân tích tham gia khảo sát Bloomberg, sản lượng cà phê Việt Nam trong thời gian tới có thể sẽ tăng lên mức cao nhất: 1,87 triệu tấn - cao hơn kỷ lục năm 2013-2014 đến 8,7%. Năng suất trung bình có thể tăng lên 2,83 tấn/ha từ mức 2,65 tấn, diện tích canh tác tăng từ 650.000ha lên 660.000ha.